Bứt phá ngoạn mục, Chứng khoán Lào tăng vượt VN-Index

Đóng cửa phiên giao dịch 14/2, chỉ số VN-Index dừng tại 1.038,64 điểm, trong khi LSE Composite Index của Lào tăng 42,78 điểm, lên mức 1.072,97, cao nhất trong vòng 5 năm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên giao dịch không mấy khả quan. Đóng cửa ngày 14/2, VN-Index mất thêm hơn 5 điểm để lùi sâu xuống mức 1.038,64 điểm. So với khởi đầu tháng 2, chỉ số sàn HoSE đã đánh rơi gần 7%, vốn hóa cũng mất gần 290.000 tỷ đồng sau nửa đầu tháng.

Ngược lại, thị trường chứng khoán của nước láng giềng là Lào lại đang có những phiên giao dịch vô cùng sôi động với hàng loạt phiên tăng điểm mạnh. Kết thúc phiên 14/2, chỉ số chứng khoán tại Lào - Laos Stock Exchange Composite Index (LSE Composite Index) bất ngờ tăng 42,78 điểm, qua đó leo lên 1.072,97 điểm, mức cao nhất trong vòng 5 năm. Như vậy, chỉ số chứng khoán Lào đã chính thức vượt qua mức điểm số của chỉ số VN-Index, thậm chí bỏ xa tới hơn 34 điểm.

Chỉ số Chứng khoán Lào "vượt mặt" VN-Index sau gần 5 năm

Chỉ số Chứng khoán Lào "vượt mặt" VN-Index sau gần 5 năm

Trong quá khứ, chỉ số chính của TTCK Việt Nam và Lào đã có vài lần giao nhau trên đồ thị. Gần nhất, phiên 11/7/2018, VN-Index mất gần 2%, rơi xuống 893,16 điểm trong khi LSX Composite bứt phá lên 897,73 điểm, thành công vượt qua chỉ số chính của Chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên ưu thế dẫn trước cũng chỉ được chỉ số chứng khoán Lào giữ thêm một phiên sau đó trước khi bị VN-Index giành lại. Và phải tới gần 5 năm sau, chỉ số LSX Composite mới có thêm một lần nữa vượt VN-Index về điểm số.

Tại mức điểm hiện tại, chỉ số LSE Composite tăng gần 12% kể từ đầu tháng 2 và hơn 51% kể từ đầu năm 2023. Sự bứt phá này cũng giúp chứng khoán Lào lọt top những thị trường khởi sắc nhất khu vực Đông Nam Á, thậm chí có diễn biến tích cực hàng đầu thế giới.

Tăng trưởng của chỉ số Chứng khoán Việt Nam và Lào trong vòng 1 năm (%)

Tăng trưởng của chỉ số Chứng khoán Việt Nam và Lào trong vòng 1 năm (%)

Thị trường chứng khoán Lào được thành lập ngày 10/10/2010. Hiện có 11 công ty niêm yết trên Sở GDCK Lào, vốn hóa TTCK Lào trên Sở Giao dịch Chứng khoán Lào (LXS) vào khoảng 13.600 tỷ Kíp, tương đương khoảng 19.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Chứng khoán Lào tăng điểm trong bối cảnh lạm phát quốc gia này tiếp tục leo thang. Cục Thống kê Lào cho biết tỷ lệ lạm phát tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm ngoái tăng tới 40,3%, tăng 1,03% so với tháng 12-2022. Đây là mức lạm phát cao nhất từng được ghi nhận trong 23 năm qua tại Lào và cũng là tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Đông Nam Á. Trước đó, mức lạm phát trung bình của Lào trong năm 2022 cũng đã lên tới 23%, tăng mạnh so với mức 3,8% của năm 2021. Các yếu tố chính góp phần vào sự gia tăng này là giá nhiên liệu, khí đốt và các sản phẩm nhập khẩu khác ngày càng tăng, kết hợp với sự mất giá liên tục của đồng kip Lào.

Năm 2023, Quốc hội nước này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất 4,5%. Chính phủ Lào cũng đã cam kết kiểm soát trần lạm phát không quá 9%. Dù vậy, trong bối cảnh lạm phát leo thang hai chữ số ngay tháng đầu năm, Chính phủ Lào đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phải giải quyết những thách thức mà nước này đang đối mặt và làm việc tích cực hơn để khôi phục nền kinh tế.

Chứng khoán Lào lên mức cao nhất trong vòng 5 năm

Chứng khoán Lào lên mức cao nhất trong vòng 5 năm

Trái ngược hoàn toàn, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh, liên tục điều chỉnh hướng về mốc 1.000 điểm khi kinh tế Việt Nam đã và đang hồi phục đầy mạnh mẽ sau đại dịch Covid. Tăng trưởng GDP cả năm 2022 đạt 8,02%, vượt mục tiêu đề ra (6 - 6,5%). Kinh tế vĩ mô vẫn duy trì ổn định dù chịu nhiều sức ép đến từ lạm phát và tỷ giá. Cho năm 2023, tăng trưởng kinh tế được Quốc hội giao mục tiêu cho Chính phủ là 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD. Riêng trong tháng 1, dù bị ảnh hưởng của dịp Tết Nguyên đán, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 vẫn được kiểm soát tốt, tăng 0,52% so với tháng trước và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2022.

Trên thực tế, việc chứng khoán và GDP có thể không đồng pha với nhau. Về cơ bản GDP là số liệu quá khứ còn chứng khoán lại phản ánh kỳ vọng trong tương lai. Thị trường chứng khoán thường phản ứng nhanh hơn, thậm chí trước các biến cố lớn trong khi một số biến cố trên thị trường tài chính có thể ảnh hưởng không đáng kể hoặc có một độ trễ nhất định để phản ánh lên nền kinh tế.

Bên cạnh đó, thời kỳ tiền rẻ dần qua đi khi các hoạt động kinh tế dần được bình thường hóa, lãi suất cũng đã rục rịch tăng trở lại, từ đó ảnh hưởng đến dòng tiền vào chứng khoán và khiến thanh khoản thị trường khó dồi dào như trước. Đồng thời, nhịp hồi phục mạnh nhờ động thái mua ròng “gấp gáp” chưa từng thấy của khối ngoại đã khiến định giá VN-Index không còn quá hấp dẫn, đặc biệt sau số liệu lợi nhuận quý 4 của các doanh nghiệp niêm yết không mấy khả quan. Lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn đồng nghĩa với P/E forward của VN-Index sẽ tăng lên và trở nên đắt hơn.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Ảnh minh họa.

Vàng đồng loạt tăng giá mạnh

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước đồng loạt tăng cao và giá bán tại SJC lại vượt lên trên 81 triệu đồng một lượng.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Giá vàng phục hồi nhẹ, tỷ giá trung tâm tăng

Giá vàng miếng SJC có thời điểm tuột mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra song đã nhanh chóng lấy lại mốc này. Trong khi giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu tăng nhẹ.

Chat với BizLIVE