Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế TNCN với lãi tiền gửi tiết kiệm

Tại hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính cho biết, ngày 22/11/2024, Bộ Tài chính đã có công văn số 12738/BTC-CST lấy ý kiến rộng rãi tổ chức, cá nhân có liên quan về việc xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Sau đó, Bộ Tài chính đã tổng hợp, giải trình đầy đủ các ý kiến tham gia.

Ngày 22/01/2025, Bộ Tài chính đã có công văn số 930/BTC-CST gửi xin ý kiến thẩm định Bộ Tư pháp.

Ngày 12/02/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế).

Sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) để trình Chính phủ xem xét quyết định trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ lãi tiền gửi để khuyến khích gửi tiết kiệm

Đối với lãi tiền gửi tiết kiệm, Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành quy định miễn thuế đối với thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, lãi trái phiếu Chính phủ, tiền lương hưu,...

Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đã đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành.

Quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng nhằm khuyến khích cá nhân không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh gửi tiền tiết kiệm qua ngân hàng - là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, đây cũng là chính sách phúc lợi đối với các đối tượng không có khả năng lao động (người về hưu, người tàn tật...) có nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để nhận lãi.

Đề xuất sửa đổi tổng thể các quy định liên quan đến chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành

Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế) dự kiến sẽ báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội đề xuất sửa đổi tổng thể các quy định liên quan đến chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành với 07 nhóm chính sách.

Nhiều nội dung sau khi được cấp có thẩm quyền thông qua sẽ góp phần giảm nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, đảm bảo phù hợp với định hướng cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng được xác định trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Cụ thể như:

- Điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế phù hợp với sự thay đổi về mức sống, chỉ số giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô trong giai đoạn vừa qua và dự báo cho giai đoạn tới đây;

- Sửa đổi, bổ sung về các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được giảm trừ cũng như các khoản giảm trừ đặc thù khác khi xác định thu nhập tính thuế để thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như y tế, giáo dục;

Quảng cáo

- Điều chỉnh các mức thuế suất cũng như khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế của Biểu thuế lũy tiến từng phần;

- Bổ sung các quy định về miễn, giảm thuế nhằm thực hiện chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với một số lĩnh vực ưu tiên, về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội…

Chuyên gia nói gì về đề xuất đánh thuế TNCN với lãi tiền gửi tiết kiệm

Theo PGS, TS. Đinh Trọng Thịnh, từ hơn 10 năm trước đã có một số ý kiến đề xuất đánh thuế TNCN với lãi tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Tuy nhiên, đề xuất này sau đó bị bác bỏ. Ông Thịnh ngạc nhiên khi đề xuất này được nêu lại.

“Năm 2011 có một số ý kiến đề xuất đánh thuế đối với tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân tại ngân hàng. Chúng tôi đã phản hồi là việc này chưa cần thiết và cũng không thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế”, ông Thịnh nói.

Ông Thịnh cho rằng, lãi tiền gửi tiết kiệm bao giờ cũng thấp nhất so với lợi nhuận có được từ đầu tư vào những lĩnh vực khác. Như vậy, thu thuế từ lãi tiền gửi không quá lớn.

“Tiền của dân mang đi gửi tiết kiệm là tiền họ kiếm được sau khi đã đóng rất nhiều loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… Sau khi gửi, thu được lợi nhuận dựa vào lãi suất. Mặc dù gửi tiết kiệm cũng là một hình thức đầu tư, có lợi nhuận thì phải đóng thuế, nhưng nếu thu thuế lãi tiền gửi tiết kiệm sẽ dẫn đến thuế chồng thuế, đây là điểm bất hợp lý”, ông Thịnh nói.

Cũng theo ông Thịnh, gửi tiết kiệm là kênh chủ đạo giúp ngân hàng tạo ra nguồn lực tài chính, hỗ trợ phát triển nền kinh tế bằng việc cho vay tín dụng, kinh doanh. Nếu người dân không gửi tiền thì ngân hàng lấy đâu ra tiền để cho vay? Nếu đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng, kênh huy động vốn này sẽ mất đi lợi thế hút khách, gây tổn thất nguồn lực phát triển kinh tế.

Thực tế, khoản tiền gửi tiết kiệm vẫn sinh lời hằng tháng, hằng năm nhưng khoản tiền tăng thêm không theo kịp tốc độ tăng giá hàng hóa, đặc biệt là sự tăng giá của bất động sản và vàng. Do đó, đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không đáng.

PGS, TS. Nguyễn Hữu Huân - chuyên gia Đại học Kinh tế TP HCM - cho rằng, cần cân nhắc khi đề xuất đánh thuế đối với lãi tiền gửi vì có thể khiến lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để huy động, tác động tới lãi suất cho vay…

Theo ông Huân, khi ban hành một chính sách bất kỳ, các nhà điều hành sẽ phải cân đo, đong đếm giữa được và mất do tác động của chính sách đó.

PGS, TS. Nguyễn Phúc Hiền - Đại học Ngoại Thương - nói: Trong khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm nay và 2 con số những năm tiếp theo thì đề xuất đánh thuế TNCN các khoản từ tiết kiệm cần hết sức cân nhắc. Lý do là nó sẽ tác động đến cả cá nhân tiết kiệm gửi tiền và ngân hàng - đơn vị cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Theo ông Hiền, người có tiền tiết kiệm sẽ không muốn gửi nữa, thay vào đó, họ sẽ đổ tiền vào các kênh đầu tư tài sản khác cả chính thống (vàng, ngoại tệ...) và không chính thống (ngoại hối quốc tế, tiền ảo…).

Ngân hàng phải tăng cạnh tranh để thu hút người gửi tiền, tăng chi phí vốn huy động và cuối cùng là tăng lãi suất cho vay, thậm chí hạn chế cho vay. Doanh nghiệp tăng chi phí vốn vay nên giảm đầu tư và mục tiêu tăng trưởng khó đạt được như mong đợi.

Đề xuất áp thuế TNCN với lãi tiền gửi tiết kiệm nhằm phân phối lại thu nhập, tạo công bằng trong xã hội. Vì vậy, ông Hiền nhấn mạnh cần nghiên cứu kỹ, tránh những tác động tiêu cực.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Nhiều địa phương cam kết đạt tăng trưởng GRDP cao hơn chỉ tiêu được giao

"Muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng bội chi và nới nợ công nếu cần thiết Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế TNCN với lãi tiền gửi tiết kiệm

Tại hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Áp lực của DN logistics Việt Nam khi châu Âu bắt đầu đánh thuế carbon

Đại diện InterLOG cho biết năm 2024, thiên tai ước tính gây thiệt hại lên tới 320 tỷ USD trên toàn thế giới và là một trong những năm thiệt hại lớn nhất kể từ năm 1980 (dẫn chứng từ báo cáo của Công ty tái bảo hiểm Munich Re).

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số