BIDV lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng 14%, tăng vốn lên hơn 70 nghìn tỷ đồng

BIDV dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 23,9%, lên 70.624 tỷ đồng thông qua hai cấu phần tăng vốn từ chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Sáng 27/4 tới, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 với nhiều nội dung quan trọng dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận bao gồm Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, kế hoạch kinh doanh năm 2024, kế hoạch phân phối lợi nhuận và tăng vốn điều lệ,..

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, chưa có kế hoạch lợi nhuận

Năm nay, Hội đồng Quản trị (HĐQT) ngân hàng trình ĐHĐCĐ kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu dư nợ tín dụng theo giới hạn NHNN giao, dự kiến tăng 14,04%. Ước tính với tỷ lệ tăng trưởng trên, dư nợ tín dụng của BIDV đến cuối năm 2024 có thể đạt 1,99 triệu tỷ đồng.

Huy động vốn được điều hành phù hợp với sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế sẽ theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong khi nợ xấu được kiểm soát dưới 1,4%.

Lãnh đạo BIDV cho biết, những chỉ tiêu chưa có số liệu chi tiết sẽ được ngân hàng cập nhật dựa trên cơ sở phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

bidv-4395-6424.png
Quảng cáo

Nâng vốn lên hơn 70,6 nghìn tỷ đồng

Cũng tại đại hội, HĐQT BIDV sẽ trình đại hội kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 23,9%, lên 70.624 tỷ đồng thông qua hai cấu phần tăng vốn từ chi trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư.

Cụ thể, về phương án trả cổ tức 2022, BIDV dự kiến sẽ phát hành thêm gần 1,2 tỷ cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 21% số cổ phiếu đang lưu hành vào cuối năm 2023.

Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 - 2025. HĐQT sẽ quyết định thời gian cụ thể sau khi có được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Về phương án phát hành riêng lẻ, BIDV dự kiến sẽ chào bán 164,9 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 2,89%. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính hoặc cổ đông hiện hữu của ngân hàng. Số lượng nhà đầu tư được chào bán là dưới 100, đồng thời đảm bảo giới hạn tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài.

Giá chào bán sẽ được xác định theo nguyên tắc thị trường, được cơ quan nhà nước phê duyệt. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế giao dịch trong 3 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Thời gian dự kiến thực hiện chào bán sẽ là trong năm 2024 - 2025.

Ngân hàng cho biết, toàn bộ số vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dùng để bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ, phát triển sản phẩm mới, ngân hàng số, chuyển đổi hoạt động…

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của BIDV là 15.491 tỷ đồng. Ngân hàng dự kiến trình cổ đông kế hoạch dành 12.347 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Sau khi chia cổ tức, lợi nhuận còn lại của ngân hàng trong năm 2023 là 3.144 tỷ đồng.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu