"Bắt đáy" không thành công, Dragon Capital "quay xe" bán gần 6,5 triệu cổ phiếu DGC

Trong một tuần qua, nhóm quỹ Dragon Capital đã bán ra tổng cộng gần 6,5 triệu cổ phiếu DGC và hạ tỷ lệ sở hữu xuống 4,89% vốn điều lệ, qua đó, rời ghế cổ đông lớn tại Hóa chất Đức Giang.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital thông báo bán ròng hơn 1 triệu cổ phiếu DGC của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang trong phiên 24/11 để hạ số lượng cổ phiếu DGC nắm giữ từ 19.617.908 đơn vị, tương đương gần 5,17% vốn điều lệ, xuống 18.584.380 đơn vị, tương đương 4,89% vốn, qua đó không còn là cổ đông lớn tại Hóa chất Đức Giang.

Cụ thể, trong phiên 24/11, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund đã bán ra 1,4 triệu cổ phiếu DGC và quỹ Amersham Industries Limited bán 100.000 đơn vị. Chiều ngược lại, quỹ Norges Bank mua vào 466.400 cổ phiếu DGC. Như vậy, nhóm quỹ ngoại này đã bán ròng 1.033.600 cổ phiếu DGC trong phiên 24/11. Tạm tính theo giá đóng cửa của cổ phiếu DGC phiên 24/11 là 51.000 đồng/cổ phiếu, Dragon Capital có thể đã thu về gần 53 tỷ đồng từ các giao dịch trên.

Trước đó, trong 2 phiên 18/11 và 21/11, nhóm quỹ này cũng đã bán ra tổng cộng 4.861.400 cổ phiếu DGC. Trong đó, CTBC Vietnam Equity Fund bán nhiều nhất với 2.050.000 cổ phiếu; tiếp theo là DC Developing Markets Stragegies Public Limited Company bán 1.330.000 cổ phiếu và Norges Bank bán 600.000 cổ phiếu.

Sau giao dịch, Dragon Capital giảm số lượng cổ phiếu DGC nắm giữ từ 25.069.080 cổ phiếu, chiếm 6,6% xuống còn 22.257.680 cổ phiếu, chiếm 5,86% vốn điều lệ tại DGC.

Như vậy, chỉ trong vòng một tuần, Dragon Capital đã bán ra tổng cộng gần 6,5 triệu cổ phiếu DGC, hạ tỷ lệ nắm giữ từ 6,6% xuống 4,89%.

So với mức đỉnh hồi giữa tháng 6/2022, cổ phiếu DGC đã giảm gần 60% giá trị
So với mức đỉnh hồi giữa tháng 6/2022, cổ phiếu DGC đã giảm gần 60% giá trị

Nhóm Dragon Capital liên tục bán ra cổ phiếu DGC trong bối cảnh thị giá mã này vẫn giảm bất chấp thị trường có có dấu hiệu hồi phục trong những phiên gần đây. Đặc biệt trong hai phiên 18 và 21/11, cổ phiếu DGC đã có hai phiên giảm sàn liên tiếp và phiên 24/11 cũng giảm gần 2%.

Ghi nhận trong phiên sáng 28/11, mặc dù cổ phiếu DGC tăng trần lên 53.900 đồng/cổ phiếu, song so với mức đỉnh hồi giữa tháng 6/2022, cổ phiếu DGC đã giảm gần 60% giá trị.

Trước đó, ngày 11/11, nhóm Dragon Capital đã mua vào 980.000 cổ phiếu DGC (giá chốt phiên là 61.400 đồng/cổ phiếu).

Về hoạt động kinh doanh, quý 3 vừa qua, DGC ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.696 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.514 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 11.333 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.917 tỷ đồng, lần lượt tăng 86% và 342% so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, DGC đặt mục tiêu doanh thu 12.117 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.500 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, công ty đã hoàn thành 94% kế hoạch doanh thu và vượt hơn 40% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm.

Về kế hoạch kinh doanh quý 4/2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 3.299 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.100 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và giảm 21% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu so với quý 3/2022, doanh thu và lợi nhuận DGC giảm lần lượt 11% và 27%.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm sau 4 phiên

Chuỗi 4 phiên giao dịch dưới mốc 1.200 điểm đã tạm thời được cắt đứt. VN-Index đã xuất hiện một phiên tăng hơn 2% giúp cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, cũng như nhóm đã bắt đáy có được sự nhẹ nhõm trong tâm lý giao dịch.

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Cùng PVcomBank trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect.

Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

Chat với BizLIVE