Áp lực chốt lời thường trực trên vùng 1.050 điểm

Độ rộng của HOSE trong phiên chiều đã ghi nhận số mã giảm vươn lên lấn lướt. Tiền nội có chiều hướng đẩy mạnh chốt lời khiến mốc 1.050 điểm vẫn là kháng cự không dễ để chinh phục.

Thị trường vận động dựa trên tiền ngoại nên chỉ cần những động thái giải ngân yếu đi cũng khiến các cổ phiếu dễ dàng bị ảnh hưởng theo.

Giá trị giải ngân trong phiên chiều của khối ngoại vào thị trường chỉ đạt khoảng 100 tỷ đồng, thấp hơn so với phiên sáng nay. Cùng với đó, các mã như PVT (-6,8%), MSN (-3,72%), VGC (-1,6%), GVR (-3,4%), DGC (-3,8%), DPM (-4,93%), NT2 (-4,17%), KBC (-4,04%) đều giảm khá mạnh khi tiền ngoại rút khỏi.

Các cổ phiếu này rất cần có sự hỗ trợ của tiền nội nhưng đã không có cầu đối ứng xuất hiện. Ngoài ra, cũng có thể loại trừ đi những nhóm muốn chốt lời nhanh khi VN-Index vẫn chưa thực sự bứt ra khỏi vùng kháng cự 1.050 điểm. Nhiều mã như PVD (-3,16%), NKG (-4,33%), HSG (-4,2%), VGC (-4,44%), DIG (-4,73%), VND (-2,05%), HHV (-3,3%), LCG (-3,45%) bị lực bán chốt lời thử thách sau một số phiên phát tín hiệu khởi sắc vừa qua.

vnindex61ab20230106154835.png?rt=20230106155831 Diễn biến giao dịch phiên 6/1

Với nhóm Ngân hàng, biên độ giá của BID (+2,5%), VIB (+2,5%), SHB (+1,9%) đã bị thu hẹp và chỉ còn lại LPB (+6,6%) vẫn giữ được trạng thái nổi bật.

Độ rộng của HOSE chứng kiến ngay sự mở rộng của sắc đỏ lên 60% toàn sàn. VN-Index bị kéo lại về gần 1.050 điểm, đóng cửa giảm 4,38 điểm xuống 1.051,44 điểm (-0,41%). Đồng thời, đây cũng là diễn biến kém tích cực hơn so với các chỉ số Hang Seng (-0,04%) và SET (+0,56%).

Thanh khoản của sàn đạt 11.946 tỷ đồng, tiệm cận mức bình quân 1 tháng với một phiên tăng điểm sẽ là dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, với các động thái chốt lời nhanh diễn ra như phiên chiều nay thì có thể khiến nhà đầu tư phải cảnh giác.

Với HNX và UPCoM, sắc đỏ cũng đều xuất hiện tại 2 chỉ số đại diện. HNX-Index đã bị kéo giảm 1,15% còn UPCoM-Index giảm 0,1%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn này đạt gần 1.800 tỷ đồng.

****

Thanh khoản đang có sự cải thiện trở lại thay vì lại thụt lùi như phiên hôm qua. Hiện dấu ấn của Ngân hàng đang là rất rõ nét với Top 4 giao dịch của sàn đều thuộc về nhóm này. Đáng chú ý là cả ngành Ngân hàng trên HOSE không có một mã nào giảm giá.

Tới cuối phiên sáng, LPB (+6,6%) đã xuất hiện giá trần sau khi khớp hơn 400 tỷ đồng. Cổ phiếu này cũng vươn lên trở thành mã có mức giao dịch lớn nhất HOSE, vượt qua những gương mặt hút thanh khoản quen thuộc như STB (+3,1%) và VPB (+2,64%). Dù vậy, trạng thái của VPB, STB hay một loạt cổ phiếu Ngân hàng khác như MBB (+1,9%), SHB (+4,8%), BID (+3,7%), VIB (+2,5%) cũng đang là khả quan nhất từ đầu phiên.

Quảng cáo
vnindex61a20230106120522.jpg?rt=20230106155853 Diễn biến giao dịch sáng 6/1

Hiện cả nhóm Ngân hàng không có bất kỳ một trường hợp nào giảm giá trên HOSE. Nhờ Ngân hàng, VN-Index đang tăng 0,59% lên 1.062,06 điểm. Thanh khoản toàn sàn đạt 5.688 tỷ đồng.

HNX-Index hiện tăng 0,06% lên 213,24 điểm. Giá trị giao dịch của sàn đang là 512 tỷ đồng.

***

VN-Index nhờ khối ngoại đã vượt qua mốc 1.050 điểm ở phiên hôm qua tuy nhiên, xét về xu hướng, chỉ số vẫn kém tích cực hơn so với những chỉ số chứng khoán tích cực của châu Á như Hong Kong và Thái Lan hiện đều đã vượt qua đường xu hướng dài hạn. Trong đó, Hang Seng của Hong Kong đang thể hiện rất ấn tượng nhờ kỳ vọng từ việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế.

Cả 2 chỉ số này trong sáng nay vẫn đang cùng nhau tăng trên 0,5%. VN-Index trong khi đó vẫn đi sau và cũng không quá khẩn trương khi mà tiền nội chuẩn bị tâm lý cho nghỉ tết Âm lịch. Các phiên đang có sự thất thường về thanh khoản và không thể duy trì thành một xu hướng hút tiền ổn định. Tới 10h30, cả HOSE mới giao dịch được khoảng 3.100 tỷ đồng.

Theo thống kê, trên cả sàn lúc này chỉ có khoảng 14% cổ phiếu có giá vượt đường MA200. Với trạng thái này, kỳ vọng để thị trường Việt Nam bắt kịp Thái Lan và Hong Kong có lẽ cũng đang là khá xa.

Nếu không có sự hiện diện của tiền ngoại thì khoảng cách với các thị trường này sẽ còn được nới rộng hơn nữa. Trong vòng khoảng 1 tiếng rưỡi giao dịch, khối ngoại lại đang rót tiếp 240 tỷ đồng vào HOSE trong đó có 170 tỷ đồng dành cho VN30.

Các mã trong VN30 hầu hết đều có trạng thái tốt với VPB, POW, CTG, VRE, VHM, TPB đều tăng trên 1%. Cùng với đó là các cổ phiếu trong VNFINLEAD và VNDIAMOND đều giao dịch khả quan do khối ngoại cũng phân bổ vào các ETF nội là FUESSVFL, FUEVFVND.

Với nhóm Midcap và Penny, một số chủ đề đầu tư như Đầu tư công hay Năng lượng đang nguội đi khi các mã như FCN (+0,45%), CII (-0,36%), GEG (+0,96%), NT2 (-4,2%), REE (-0,7%) đang gặp trở ngại về chuyển động giá.

Nhóm Dầu khí đang có một số kỳ vọng tích cực sau khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa. Các dấu hiệu tại PVD các phiên gần đây đang chớm tạo ra sự hứng khởi cho nhà đầu tư. Ở phiên hôm qua, PVD điều chỉnh tương đối nhẹ nhàng sau khi đã vượt đường MA200. Và ở sáng nay, sắc xanh đang trở lại cho thấy dòng tiền đang khá "thính" với những chuyển động giá gần đây của PVD.

Hiện các mã cùng ngành như PVS (+2,6%), PVC (+2,1%) trên HNX và BSR (+4,2%), OIL (+3,6%) trên UPCoM đều có tiền vào khai phá cơ hội.

Tính đến 10h30, VN-Index tăng lên 1.061 điểm còn HNX-Index tăng lên 213 điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước: tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp điều kiện thị trường

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Trong nhiều giai đoạn, VND diễn biến ổn định hơn nhiều đồng tiền khác.

Tỷ giá biến động trái chiều, giá vàng SJC vẫn đứng im sau kỳ nghỉ lễ Tỷ giá đột ngột giảm sâu dưới mốc 25.000 VND/USD

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị cử tri về gỡ khó cho ngư dân đóng "tàu 67"

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cả ngư dân và ngân hàng thương mại cần phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ.

"Điểm danh" các ngân hàng có thể được nới room tín dụng Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế

Cổ đông một ngân hàng sắp được nhận cổ tức tiền mặt sau 10 năm

Eximbank sẽ chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 3% và 7% bằng cổ phiếu. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, Eximbank mới thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông, kể từ năm 2014.

Một doanh nghiệp rút khỏi nhóm sở hữu trên 1% vốn Eximbank Mua thêm 89 triệu cổ phiếu, GELEX trở thành cổ đông lớn nhất của Eximbank

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm

Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5.000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một kênh đầu tư dài hạn an toàn, giúp tối ưu dòng tiền nhàn rỗi với tỷ suất sinh lời cao hơn so

Sacombank tiếp tục được The Asian Banking and Finance vinh danh Chi phí dự phòng rủi ro giảm tới 64,6%, Sacombank bão lãi quý II/2024 tăng hơn 13%

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Vi

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu Cổ đông HDBank sắp nhận cổ tức 30%, cao nhất toàn ngành

BoJ sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát phù hợp với dự báo

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẵn sàng tăng lãi suất nếu lạm phát vẫn phù hợp với dự báo, mặc dù cần theo dõi sự biến động trên các thị trường tài chính, Phó thống đốc BoJ vừa cho biết.

Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất Quyết định của BOJ có phải nguyên nhân khiến VN-Index mất 8 tỷ USD sau một phiên giao dịch?

NIM giảm, lợi nhuận ngân hàng vẫn có thể tăng 15,3% trong năm nay

Chuyên gia cho rằng, việc giảm nhẹ chi phí trích lập cùng với CIR trong nửa cuối năm 2024 so với đầu năm sẽ bù đắp sự sụt giảm từ NIM, giúp tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế được duy trì tương đương với nửa đầu năm.

Ngân hàng Nhà nước “bơm” thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng “hạ nhiệt” Nhiều ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu