"7 hệ lụy xấu với thuế tài sản thấp tại Việt Nam"

Hiệu quả của một hệ thống thu, trong đó có thuế tài sản thấp tại Việt Nam sẽ dẫn tới 7 hệ lụy xấu, theo nhìn nhận của chuyên gia.

Thuế tài sản thấp và hiện có khác biệt lớn giữa Việt Nam với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Theo chuyên gia, điều này dẫn tới nhiều hệ lụy xấu. Và một mối liên hệ là sự phát triển đô thị tại Việt Nam còn nhiều yếu tố chưa bền vững.

Những điểm trên được các chuyên gia phân tích và đánh giá cụ thể tại Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022, do Bộ Xây dựng phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chiều 16/11.

Hội nghị có 3 phiên hội thảo chuyên đề về: “Nâng cao chất lượng Quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững”; “Phát triển hệ thống hạ tầng và chỉnh trang tái thiết đô thị” và “Cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị” nhằm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW và hưởng ứng Ngày đô thị Việt Nam.

Bộ Xây dựng cho biết, năm 2022 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng có liên quan đến công tác đô thị hóa và phát triển đô thị ở Việt Nam.

Theo đó, ngày 24/01/2022, Bộ Chính trị lần đầu tiên đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 06-NQ/TW), xác định các quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, các mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.

Mới đây, ngày 11/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP với các nhóm hành động thiết thực cụ thể hóa Nghị quyết 06-NQ/TW.

Cũng trong năm 2022, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 11 tổ chức thành công tại thành phố Katowice, Ba Lan với chủ đề “chuyển đổi các Thành phố vì một tương lai đô thị tốt đẹp”.

Tại Việt Nam, đến tháng 9/2022 cả nước đã có 888 đô thị, chiếm khoảng 41,5% dân số, các đô thị đã và đang là những động lực phát triển quan trọng của các vùng miền và cả nước. Đặc biệt, sau các tác động mạnh của thiên tai và dịch bệnh thời gian vừa qua, các đô thị cũng là những nền tảng trung tâm, hình thành các cơ hội mới, cung cấp các giải pháp thúc đẩy các hoạt động phục hồi nền kinh tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự phát triển của các đô thị còn nhiều yếu tố chưa bền vững. Hạ tầng đô thị vẫn chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa. Công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị chưa được quan tâm và chưa có kế hoạch tổng thể để thực hiện. Trong đó, nguồn lực còn thiếu và chưa được xã hội hóa. Đặc biệt, nguồn lực tài chính chống chịu trước thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu còn rất hạn chế.

Sự phát triển còn nhiều yếu tố chưa bền vững

Tại sự kiện, phiên chuyên đề 1 với chủ đề "Nâng cao chất lượng Quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững" và phiên chuyên đề 3 với chủ đề “Cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị” đã thu hút được khá nhiều sự quan của các khách mời bởi những thông tin liên quan tới: Định hướng quy hoạch hệ thống đô thị Việt Nam; các giải pháp chủ yếu cho công tác lập quy hoạch xây dựng, quản lý; cũng như các cơ chế, chính sách liên quan để quản lý và phát triển đô thị bền vững.

Tại các phiên chuyên đề này, nhiều chuyên gia đều có chung nhận định là việc quy hoạch, phát triển hệ thống đô thị Việt Nam dù đã có một số thành tựu song vẫn chưa phát huy hết các tiềm lực quốc gia; còn tồn tại không ít điểm nghẽn, hạn chế.

Vì vậy, để hướng tới việc phát triển đô thị bền vững thì việc đổi mới tư duy quy hoạch là rất quan trọng để hạ tầng quy hoạch có thể đi trước một bước, tạo ra động lực cho việc phát triển kinh tế.

Phát biểu tại sự kiện, KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam nhận định, sự phát triển của các đô thị hiện nay còn nhiều yếu tố chưa bền vững; trong đó, hạ tầng đô thị vẫn chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa.

Đồng thời, công tác cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị chưa được quan tâm, chưa có kế hoạch tổng thể để thực hiện, nguồn lực còn thiếu và chưa được xã hội hóa. Ngoài ra, nguồn lực tài chính chống chịu trước thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu còn rất hạn chế.

phat-trien-do-thi-o-viet-nam-con-nhieu-han-che-mang-tinh-chu-quan-20221116204225-5919.jpg KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Ông Trần Ngọc Chính nhấn mạnh vấn đề hạn chế là quy chuẩn, tiêu chuẩn còn chậm đổi mới, chưa phát huy được vai trò của quy hoạch đô thị đối với sự phát triển kinh tế. Trong đó, nguồn lực là yếu tố quan trọng trong phát triển đô thị, nhưng quy hoạch chung, quy hoạch phân khu vẫn chưa chỉ ra được.

"Phát triển đô thị, tư duy khai thác đô thị mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, thiếu tầm nhìn về đầu tư dài hạn. Sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trong cư dân đô thị ngày càng gia tăng dẫn đến sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hưởng thụ phúc lợi xã hội...", KTS. Trần Ngọc Chính nói.

Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra có nhiều yếu tố, nhưng có nhiều nguyên nhân chủ quan. Trước hết là nhận thức về đô thị hoá và phát triển đô thị tại Việt Nam còn thiếu bền vững, chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức. Thêm vào đó, công tác quy hoạch đô thị lại chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp…

Đồng quan điểm, KTS. Trương Văn Quảng, Phó tổng Thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, hiện nay nhiều vấn đề vướng mắc trong công tác quy hoạch xây dựng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chưa thể giải quyết được ngay.

Theo KTS Quảng, chúng ta còn có ít hiểu biết về ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi kinh tế thị trường sẽ tác động như thế nào đến chất lượng đô thị hóa. Thêm vào đó, công tác tư duy dự báo còn chậm so với thực tiễn của quá trình đô thị hóa và quy luật thị trường.

Quảng cáo
phat-trien-do-thi-o-viet-nam-con-nhieu-han-che-mang-tinh-chu-quan-20221116204944-3693.jpg Các diễn giả trình bày tham luận tại Hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022. Ảnh: Tuấn Việt

Có sự khác biệt rất lớn giữa thu thuế bất động sản của Việt Nam so với các nước

Trình bày tham luận tại phiên chuyên đề về "Cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị", GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đề cập đến vấn đề cải cách về hệ thống thuế với bất động sản tại Việt Nam.

Theo ông Võ, so sánh với các nước, thuế đối với đất đai và tài sản đầu tư trên đất của Việt Nam vẫn rất lạc hậu, so ngay với các quốc gia thuộc hiệp hội Đông Nam Á. Thuế tài sản của Việt Nam chỉ chiếm 0,034% GDP, trong khi đó thuế này của Indonesia chiếm 0,42%, của Thái Lan chiếmb0,25%, của Philippines chiếm 0,84%.

So với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển OECD, thuế tài sản của nhóm các nước G7 đều đạt từ 1% tới 4% GDP, của các nhóm các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ cũng đạt từ 0,2% tới 1%, trung bình toàn khối OECD đạt 1,856%. Tại tất cả các nước, kể cả Việt Nam, thuế này đều thu cho ngân sách địa phương. Tại các nước G7, thuế này đóng góp 90% ngân sách địa phương tại Anh (nước cao nhất) và 40% tại Đức (nước thấp nhất).

Theo tính toán của ông Đặng Hùng Võ, thuế tài sản tại Việt Nam chỉ bằng khoảng 7% của nhóm các nước phát triển trung bình thuộc Hiệp hội ASEAN, chỉ bằng khoảng 1,6% mức trung bình của nhóm các nước OECD, và chỉ bằng khoảng 1% của các nước thuộc nhóm G7.

Đáng chú ý, theo ông Võ, hiệu quả của một hệ thống thu, trong đó có thuế tài sản thấp sẽ dẫn tới 7 hệ lụy xấu.

Thứ nhất là mọi người dân đều muốn trữ tiền tiết kiệm vào bất động sản, không động viên được tiền từ dân vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Thứ 2 là hiệu suất sử dụng đất rất thấp; đất để hoang hóa nhiều, các khu đô thị không có người ở vẫn gọi là đô thị “ma” xuất hiện ở nhiều nơi, các dự án “treo” có đất rồi nhưng không triển khai dự án hoặc triển khai chậm trở nên phổ biến.

Thứ 3 là tình trạng dòng dân di cư về các thành phố khá mạnh, và đầu tư hạ tầng không kịp với thực tế tăng dân số, làm chất lượng cuộc sống đô thị suy giảm nhanh.

Thứ 4 là không đủ kinh phí nhà nước để phát triển hạ tầng đô thị, dịch vụ công cộng tại đô thị vì không có nguồn thu thường xuyên cho mục đích này.

Thứ 5 là tình trạng đầu cơ đất đai tăng lên làm giá cả bất động sản tăng cao, vừa làm nền kinh tế có năng lực cạnh tranh thấp, vừa gây khó khăn cho giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp.

Thứ 6 là thị trường bất động sản không ổn định, lúc nóng lên quá nhanh và lúc rơi vào đóng băng cũng quá nhanh.

Thực tế cho thấy thị trường bất động sản nước ta đóng băng trong giai đoạn 2003 - 2006, sốt giá mạnh trong giai đoạn 2007 - 2008, rồi lại rơi vào đóng băng trong giai đoạn 2009 - 2013, phục hồi và phát triển trong giai đoạn 2014 - 2018, giảm sâu cung từ 2018, sốt giá từ 2020 và lại đang đứng yên từ 2022 do gần như không có cung. Hiện nay, dự án treo rất nhiều, dự án nằm chờ phê duyệt cũng nhiều nhưng không thể phê duyệt.

Thứ 7 là chất lượng đô thị hóa thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn chúng ta phải đẩy mạnh chất lượng quá trình đô thị hóa, cần nhiều kinh phí hơn để thực hiện việc xây dựng đô thị theo triết lý “phát triển xanh” và “phát triển thông minh”.

phat-trien-do-thi-o-viet-nam-con-nhieu-han-che-mang-tinh-chu-quan-20221116204520-5622.jpg GS. Đặng Hùng Võ tại sự kiện. Ảnh: Tuấn Việt

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đang tồn tại sự khác biệt quá lớn giữa cách thu tiền từ đất đai của Việt Nam so với các nước khác. Cụ thể là những khoản thu từ giá trị đất đai lớn nhất ở Việt Nam đều đến từ cơ chế Nhà nước thu hồi đất.

Ông Võ nhìn nhận, sự thực là nếu bồi thường thỏa đáng cho người bị Nhà nước thu hồi đất thì giải pháp này không mang lại hiệu quả kinh tế. Theo đó, các khoản thu giá trị đất đai lớn nhất của Việt Nam vẫn mang bản chất là chuyển từ giá trị đất đai từ khu vực tư sang giá trị đất đai thuộc khu vực công. Mặt khác, khi Nhà nước thu hồi đất cũng tạo nên nhiều rủi ro tiềm ẩn về tham nhũng đất đai.

"Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề bất ổn về xã hội hiện nay mà thể hiện rõ ở tình trạng khiếu nại về đất đai vẫn đang chiếm tới 70% tổng lượng khiếu nại dân sự”, ông Đặng Hùng Võ nói.

Từ thực tế tồn tại trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đưa ra gợi mở về cho cơ chế “góp/tái điều chỉnh đất” được các nước áp dụng rất thành công trong chỉnh trang và phát triển đô thị, đặc biệt tại các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Đây được hiểu là giải pháp thực hiện đô thị hóa bằng ngay nguồn lực đất đai tại chỗ. Với cơ chế này, Nhà nước sẽ không mất kinh phí phát triển đô thị, đất góp vào đủ để phát triển hạ tầng và dịch vụ công cộng, nâng cấp đô thị và còn dư để bán đi có tiền xây dựng.

Đồng thời, người dân tại chỗ cũng được thụ hưởng lợi ích vì mình được sống trong khu dân cư khang trang hơn. Đô thị được phát triển, chỉnh trang tốt hơn, theo đúng quy hoạch. Theo ông Võ, cơ chế này sẽ "không có chỗ đứng cho lợi ích của chủ đầu tư dự án".

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Dự án Khu dân cư Phước Thọ của T&T Group được vinh danh Dự án đáng sống 2024

Được vinh danh “Dự án đáng sống 2024” ngay sau khi khánh thành giai đoạn 1 không chỉ là dấu mốc quan trọng của dự án Khu dân cư Phước Thọ (Vĩnh Long), mà còn ghi dấu ấn của T&T Group khi 3 năm liên tiếp các dự án của Tập đoàn đều góp mặt trong giải thưởng

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng và phát triển công nghiệp phụ trợ năng lượng

Hà Tĩnh công bố danh mục dự án Tổ hợp giáo dục gần 315 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh vừa công bố danh mục dự án Tổ hợp giáo dục tại TP. Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư 314 tỷ đồng. Dự án được thực hiện tại xã Thạch Hưng, TP. Hà Tĩnh.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và quản lý đất đai tại ACV Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?

Hà Nội dự kiến khởi công xây cầu Tứ Liên vào quý III/2025

Theo yêu cầu, trong tháng 1/2025, Sở KH&ĐT phải thẩm định để trình HĐND TP.Hà Nội xem xét, thông qua chủ trương đầu tư cho dự án này làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Giá thuê bất động sản Tp.HCM “bật tăng” cuối năm Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và quản lý đất đai tại ACV

Bên trong dự án căn hộ hạng sang có giá bán đắt đỏ bậc nhất Thủ đô vừa ra mắt thị trường

Là dự án căn hộ hạng sang hiếm hoi tại khu vực nội đô Hà Nội được ra mắt thị trường trong thời gian gần đây, The Nelson Private Residences có giá bán khởi điểm từ 135 triệu đồng/m2.

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục tăng trưởng tốt

Đồng Nai yêu cầu kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ngày 25/11 đã ký Văn bản 14516/UBND –KTN gửi các đơn vị liên quan về việc yêu cầu tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn Hơn 1.300 hồ sơ tham gia đấu giá 34 lô đất ở huyện Thạch Thất

Sun Group và hành trình “làm giàu” tài nguyên văn hóa tại đô thị nghỉ dưỡng Hà Nam

Mùa xuân năm 987, Vua Lê Đại Hành đã khai mở Lễ hội Tịch điền cầu mùa màng tốt tươi tại chân núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam). Hơn một thiên niên kỷ sau, tại vùng đất này, một cuộc khai mở khác cũng bắt đầu: tôn vinh và làm giàu tài nguyên văn hóa tại “bảo tàng

Giới đầu tư “soi” giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn

HoREA gửi văn bản hỏa tốc đề xuất TPHCM tính lại phương pháp xác định dân số trong các tòa chung cư

Ngày 26/11, Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) đã gửi văn bản đề xuất TPHCM cần tính toán lại phương pháp xác định dân số tại các khu chung cư, theo hướng hướng tăng diện tích sử dụng nhà ở bình quân của người dân để tạo nên môi trường sống chất lượng hơn.

Loạt dự án chung cư ở TP.HCM có dấu hiệu tái khởi động lại, giá dự kiến tăng cao gấp 2-3 lần so với mức giá đã mở bán trước đây TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Xuất nhập khẩu Thăng Long đầu tư khu công nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 25/11/2024 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư xây nhà ở xã hội Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại, tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động của Quốc Cường Gia Lai

Hà Nam gọi đầu tư vào dự án khu đô thị hơn 12.200 tỷ đồng ở Phú Lý

UBND tỉnh Hà Nam mới đây đã công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất mời gọi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Tiên Hải, TP. Phủ Lý.

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư xây nhà ở xã hội

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ

Tên tuổi gắn bó với nhiều dự án lớn ở Hà Nội, doanh nghiệp này còn là chủ đầu tư của loạt dự án bất động sản quy mô ở khắp các tỉnh, thành khác trong cả nước.

Hơn 1.100 căn chung cư ở Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán VARS: Nhà ở vừa túi tiền khó xuất hiện trở lại ở trung tâm Hà Nội và TP.HCM