3 dự án “khủng” của Novaland, Sonkim Land, Gamuda Land vừa được TP.HCM họp bàn vướng mắc những gì?

Dự kiến cuối tháng 3 này, TP.HCM sẽ có thông báo kết luận ban đầu về hướng tháo gỡ vướng mắc liên quan tới 7 dự án của 6 chủ đầu tư.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Dự án Sóng Việt của Sonkim Land đang triển khai có vị trí đắc địa thuộc KĐT mới Thủ Thiêm - Ảnh: Huyền Châm
Dự án Sóng Việt của Sonkim Land đang triển khai có vị trí đắc địa thuộc KĐT mới Thủ Thiêm - Ảnh: Huyền Châm

UBND TP.HCM đang đẩy mạnh các buổi làm việc với các sở ngành, doanh nghiệp bất động sản nhằm tháo gỡ vướng mắc cho nhiều dự án trên địa bàn.

Mới đây, ngay sau buổi làm việc ngày 15/2 với 19 doanh nghiệp bất động sản và Hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững ngày 17/2 do Thủ tướng chủ trì, UBND TP.HCM tiếp tục tổ chức họp bàn để giải quyết vướng mắc khó khăn cho 7 dự án của 6 chủ đầu tư vào chiều ngày 20/2.

3/7 dự án được đề cập tại cuộc họp thuộc TP.Thủ Đức, trong đó có dự án Khu phức hợp Sóng Việt, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dự án Khu phức hợp Sóng Việt có tổng diện tích khoảng 7,6 ha, tổng mức đầu tư khoảng 7.300 tỷ đồng. Năm 2017, Công ty Quốc Lộc Phát được UBND TP.HCM giao thực hiện dự án, CTCP Bất động sản Sơn Kim (Sơn Kim Land) làm nhà phát triển dự án.

Theo thông báo Kết luận thanh hồi tháng 6/2019, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm đối với các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất, trong đó có dự án Khu phức hợp Sóng Việt.

Kết luận Thanh tra nêu rõ, các dự án Khu Phức hợp Tháp Quan Sát và Khu phức hợp Sóng Việt được UBND TP.HCM chỉ định nhà đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Tại hai dự án này, việc xác định tiền sử dụng đất tại một số lô đất với đơn giá 26 triệu đồng/m2 (bằng chi phí đầu tư bình quân) là không đúng quy định. Theo đó, cần phải được xem xét, xác định lại giá đất để truy thu, tránh thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

Trên thị trường, dự án Khu phức hợp Sóng Việt có tên thương mại là The Metropole Thủ Thiêm, được giới thiệu với 1.534 căn hộ. Hiện dự án đang được triển khai xây dựng bởi nhà thầu Hòa Bình.

Một dự án lớn khác tại TP.Thủ Đức là dự án 30,2ha tại phường Bình Khánh của Tập đoàn Novaland. Đây là dự án thời gian qua, doanh nghiệp nhiều lần gửi đơn “cầu cứu” Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho tiếp tục được thực hiện.

Theo đó, doanh nghiệp khẩn cầu Bộ trưởng Xây dựng cho công ty con là Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 được tiếp tục phát triển dự án vì đây là dự án đủ điều kiện bán hàng và Novaland đã bỏ vào dự án này hơn 6.000 tỷ đồng.

Dự án được biết đến với tên thương mại là The Water Bay, quy mô hơn 4.000 căn hộ. Hiện dự án đang bị tạm ngưng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND TP.HCM chấp thuận chuyển mục đích sử dụng hơn 30 ha đất của Công ty Thế kỷ 21 tại dự án Khu du lịch, văn hóa, giải trí thuộc phường Bình Khánh sang xây dựng khoảng 4.000 căn hộ tái định cư và hoán đổi hơn 30 ha đất sạch thuộc 90,2 ha khu tái định cư Nam Rạch Chiếc. Sau đó, TP lại chấp thuận cho chuyển khu đất tái định cư này sang đầu tư kinh doanh nhà ở.

Theo Thanh tra Chính phủ, TP.HCM đã không thực hiện đấu giá theo quy định, tính tiền sử dụng đất không đúng thời điểm giao đất đối với dự án.

Trong bản tổng hợp ý kiến doanh nghiệp của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, lãnh đạo Novaland mong muốn thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản trước những khó khăn thách thức hiện nay và tin tưởng rằng Chính phủ, các Bộ, ngành, UBND TP và các Sở, ngành sẽ cùng đồng hành với doanh nghiệp, sớm đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện tại; cho phép chủ đầu tư được tiếp tục triển khai dự án, nhằm giúp bổ sung nguồn cung cho thị trường bất động sản, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; qua đó nâng cao đời sống và an sinh xã hội, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Một dự án lớn khác được đề cập tại buổi làm việc giữa lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp là dự án Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (Dự án Celadon City). Đây là dự án được Công ty Gamuda Land, Malaysia nhận chuyển nhượng từ Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal, nay là TTC Land).

Liên quan tới kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án, Công ty Gamuda Land cho rằng, ý kiến về khấu trừ 514 tỷ đồng là sự việc ngoài dự liệu của công ty mà theo quy định không bắt buộc phải thực hiện trong thời gian kiểm tra, chờ kết luận cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư xây dựng và nghĩa vụ của công ty đối với khách hàng và đối tác kinh doanh cũng không thể thực hiện được trong thời gian này, dẫn đến không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm qua mà còn ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu công ty đã dày công xây dựng trong hơn 10 năm qua tại thị trường Việt Nam.

Theo đó, Công ty Gamuda Land đề nghị giải quyết các vướng mắc gồm (1) Vướng mắc liên quan việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho người mua nhà tại dự án Khu chung cư A2 (Khu Ruby) của Dự án Tân Thắng; (2) Vướng mắc liên quan thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng một phần dự án (trường trung học phổ thông C1) quy mô 30.064,6 m2; (3) Vướng mắc liên quan hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư Khu chung cư A5 Dự án Tân Thắng; (4) Vướng mắc liên quan hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Tân Thắng.

Ngoài 3 dự án lớn trên, tại buổi họp ngày 20/2, lãnh đạo TP.HCM còn ghi nhận ý kiến của các chủ đầu tư nêu vướng mắc ở 4 dự án khác gồm dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp đường Bến Nghé, quận 7; dự án Chung cư Cửu Long, quận 4; dự án Khu nhà ở Thiên Lý, TP.Thủ Đức và dự án Chung cư Cô Giang, quận 1.

Được biết, từ cuối tháng 3 này, các chủ đầu tư của 7 dự án trên sẽ nhận được thông báo kết luận ban đầu của thành phố.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Những tin vui của thị trường địa ốc đầu năm

Năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, chủ yếu là đầu tư hạ tầng giao thông và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%. Đầu tư công được xem là động lực thúc đẩy phục hồi nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản.

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Giá nhà ở riêng lẻ tại Hà Nội tăng mạnh

Một đơn vị chuyên kinh doanh mảng thổ cư (Hội viên Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) cho biết, quý I/2024 là giai đoạn ghi nhận lượng giao dịch nhà riêng lẻ trong ngõ ở Hà Nội cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Nguồn cung căn hộ mới ở TP.HCM và vùng ven sụt giảm mạnh

Theo báo cáo, trong quý I vừa qua, nguồn cung sơ cấp căn hộ toàn thị trường TP.HCM và vùng phụ cận giảm 9.7% so với quý trước và ở mức tương đương với cùng kỳ quý I/2023 với các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP.HCM và Bình Dương.

Hà Nội gỡ vướng cho 6 dự án bất động sản

Hà Nội gỡ vướng cho 6 dự án bất động sản

Dự án Công viên hồ điều hòa Thạch Bàn, dự án nhà ở thấp tầng, kết hợp thương mại, dịch vụ làng nghề truyền thống Vạn Phúc - Trí Đức, dự án Khu nhà ở Mai Lâm - Đông Anh… vừa được Hà Nội đưa ra họp bàn, thảo luận các biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Chat với BizLIVE