16 cá nhân cùng 5 tổ chức nắm hơn 70% vốn điều lệ KienlongBank

Tính tới 29/7, Kienlongbank có 22 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên.

16 cá nhân cùng 5 tổ chức nắm hơn 70% vốn điều lệ KienlongBank
Ảnh minh họa

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank - mã: KLB) vừa công bố danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ tính tại ngày 29/7, theo yêu cầu của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Theo danh sách công bố, hiện tại ngân hàng đang có 16 cá nhân và 5 doanh nghiệp sở hữu trên 1% vốn điều lệ.

Cụ thể, về cổ đông cá nhân, bà Trần Thị Thu Hằng nắm giữ 4,72% vốn điều lệ ngân hàng, là người duy nhất đang giữ vị trí trong HĐQT và Ban điều hành của KienlongBank. Trước đó, bà Hằng từng là Chủ tịch KienlongBank từ tháng 5/2021 đến ngày 8/7/2024.

Các cá nhân còn lại sở hữu trên 1% vốn KienlongBank gồm nhiều người từng có vai trò tại ngân hàng và có liên hệ với ông Võ Đức Thắng (Bầu Thắng) như ông Võ Quốc Lợi (con trai bầu Thắng) - Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group, cố vấn ngân hàng nắm 4,69% vốn KLB.  Ông Võ Thành Phúc (cháu ruột của bầu Thắng) nắm giữ 3,38% KLB.

Ông Võ Thanh Tú nắm 1,44% vốn KLB, ông Nguyễn Huy Văn nắm 4,76%, bà Nguyễn Thụy Quỳnh Hương năm 4,42% vốn KLB, ông Lê Võ Mạnh Cường nắm 4,65% vốn KLB - ông cũng cũng là một cổ đông lớn của Đồng Tâm. Ngoài ra, ông Huỳnh Văn Quan cũng là 1 cổ đông trung thành của Đồng Tâm, nắm 3,33% KLB.

Một cổ đông cá nhân cũng đáng chú ý khác là bà Võ Thị Tuấn Anh nắm 1,55% vốn nhà băng, hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Newtechco Group, Chủ tịch HĐQT CTCP Sakae Holdings.

Quảng cáo
Danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ KLB

Ngoài 16 cá nhân giữ 60% vốn tại KienlongBank, ngân hàng còn có 5 doanh nghiệp sở hữu khoảng 10% vốn bao gồm Công ty Cổ phần Đồng Tâm nắm 1,82%, còn người liên quan Đồng Tâm (không được đề cập cụ thể) nắm 2,9% KLB.

Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Long An - doanh nghiệp có chung người đại diện pháp luật với văn phòng đại diện của Đồng Tâm - sở hữu 2,41% vốn.

Hay Công ty Cổ phần Vinamico Khánh Hòa (có chung người đại diện pháp luật với Công ty Cổ phần Sunshine Tây Hồ, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Sunrise Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Empire MP) nắm giữ 2,43% vốn.

Công ty TNHH Thiết kế Công trình Trịnh Gia sở hữu 1,67% KLB và Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Công trình Việt nắm 2,53%.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm, Kienlongbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 551 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành 69% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2024.

Đến cuối tháng 6/2024, tổng tài sản của Kienlongbank đạt mức 91.668 tỷ đồng, tăng 5,4% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 56.973 tỷ đồng, tăng trưởng 10% trong khi tiền gửi khách hàng đạt 58.386 tỷ đồng tại ngày 30/6, chỉ tăng nhẹ 2,6% so với đầu năm. Điều này khiến tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng của ngân hàng đang ở mức khá cao, tới 97,6%.

Về chất lượng cho vay, đến cuối tháng 6/2024, Kienlongbank đang có tổng cộng 1.129 tỷ đồng nợ xấu nội bảng, tăng 12,8% so với đầu năm, trong đó, nợ có khả năng mất vốn có xu hướng tăng khá mạnh, tới 47,2% so với đầu năm và chiếm 58,8% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay của ngân hàng tăng nhẹ lên 1,98%, so với mức 1,93% hồi đầu năm. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng được cải thiện từ mức 62% hồi đầu năm lên 70% khi kết thúc quý II/2024.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi qua một tuần giao dịch nhiều sự kiện. Hiện tượng dòng tiền phân bổ sang các cổ phiếu Midcap và Penny đã được ghi nhận tạo ra những tín hiệu mới cần lưu ý cho nhà đầu tư.

Thị trường xuất hiện sóng Midcap và Penny Vietcap xử lý giao dịch chậm thanh toán của nhà đầu tư Hà Lan theo quy định của Thông tư 68

Ngành bất động sản cho thấy dấu hiệu thoát đáy, lựa chọn cổ phiếu nào đón đầu "làn sóng"?

Maybank dự báo ngành bất động sản có triển vọng khả quan cho năm 2025 nhờ yếu tố vĩ mô bền vững, môi trường lãi suất thuận lợi và chi tiêu hạ tầng tăng trưởng và nguồn cung cải thiện nhờ các quy định được nới lỏng.

Động lực giúp cổ phiếu Dầu khí tạo điểm nhấn trong bối cảnh thị trường ảm đạm Quỹ ngoại Singapore muốn tăng sở hữu tại REE lên gần 45% sau khi chi gần 2.000 tỷ mua cổ phiếu

Giám đốc Phân tích VinaCapital: "2025 sẽ là một năm đầy biến động với thị trường chứng khoán"

Vinacapital kỳ vọng dòng tiền nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm tới phần lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết và định giá hấp dẫn.

VinaCapital dự báo GDP tăng trưởng 6,5%, khối ngoại sẽ trở lại mua ròng bởi 3 lý do Thị trường chứng khoán khó khăn, một quỹ mở của VinaCapital vẫn đạt hiệu suất 32% sau 11 tháng

DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Tại Lễ công bố và vinh danh sản phẩm - dịch vụ Tin dùng diễn ra chiều 20/12/2024 tại Hà Nội, Chứng khoán DNSE lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 10 sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam lĩnh vực công nghệ.

DNSE được vinh danh thành viên tiêu biểu về giao dịch chứng khoán phái sinh Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy”