KienlongBank có Chủ tịch và quyền Tổng giám đốc mới

Theo thông tin được công bố, ông Trần Ngọc Minh sẽ giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) từ ngày 9/7, thay cho bà Trần Thị Thu Hằng vừa từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.

KienlongBank có Chủ tịch và quyền Tổng giám đốc mới

Ngân hàng KienlongBank (mã: KLB) vừa công bố quyết định của HĐQT về việc tín nhiệm bầu ông Trần Ngọc Minh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT ngân hàng từ ngày 9/7. Theo đó, ông Trần Ngọc Minh sẽ thôi đảm nhiệm chức danh Tổng giám đốc kể từ ngày 9/7.

Tân Chủ tịch Hội đồng quản trị KienlongBank sinh năm 1984, trình độ thạc sĩ kinh tế. Ông có gần 20 năm kinh nghiệm tại các ngân hàng, tập đoàn lớn tại Việt Nam, giữ nhiều vị trí quan trọng như Phó giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng thẩm định, Giám đốc khối nguồn vốn.

Ông Minh gia nhập và đảm nhiệm chức Phó tổng giám đốc KienlongBank từ đầu năm 2021. Ông giữ quyền Tổng giám đốc từ tháng 10 và được bổ nhiệm chính thức từ tháng 12/2021.

Ông Trần Ngọc Minh, tân Chủ tịch HĐQT KienlongBank.

Cũng theo nghị quyết được HĐQT KienlongBank công bố, Phó tổng giám đốc Trần Hồng Minh sẽ giữ vai trò quyền Tổng giám đốc. Ông Hồng Minh sinh năm 1985 và có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trước khi gia nhập KienlongBank, ông từng giữ nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)...

Trước đó, theo thông tin ngân hàng công bố, bà Trần Thị Thu Hằng sẽ từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT từ ngày 9/7/2024 theo nguyện vọng cá nhân. Bà Hằng sẽ tiếp tục công việc tại KienlongBank với tư cách thành viên HĐQT, tham gia thực hiện các định hướng chiến lược của ngân hàng.

Quảng cáo

Bà Trần Thị Thu Hằng từng được biết đến là chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam sau khi được bầu làm Chủ tịch KienlongBank hồi tháng 5/2021 khi mới 36 tuổi.

KienlongBank cũng đồng thời công bố thông tin về việc dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm đáp ứng sớm các yêu cầu theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Ngày đăng ký cuối cùng để các cổ đông hiện hữu thực hiện quyền ứng cử, đề cử và tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 của KienlongBank là ngày 26/8/2024.

Theo tài liệu công bố, KienlongBank dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 10/2024 theo hình thức trực tuyến để trình cổ đông thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT, ban kiểm soát; quy chế quản trị nội bộ của KienlongBank và các nội dung khác có liên quan.

Tại đại hội bất thường lần này, KienlongBank cũng sẽ thay đổi cơ cấu, số lượng, bầu bổ sung thành viên HĐQT độc lập, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2027.

Trước đó, vào ngày 26/4, KienlongBank đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2024 và thông qua các chỉ tiêu kinh doanh với tổng tài sản năm nay dự kiến đạt 90.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng đạt 60.000 tỷ đồng. Với các chỉ tiêu tài chính này, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức cho phép dưới 3%.

Tính hết quý I/2024, KienlongBank đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 213 tỷ đồng, tương đương 27% kế hoạch năm được đề ra tại ĐHĐCĐ năm 2024.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Chuyển động thị trường: Giá vàng thế giới tăng bất chấp nhiều yếu tố tác động

Tuần qua, giá vàng thế giới đã tăng 1,8% do nhu cầu nơi tài sản an toàn gia tăng giữa bối cảnh căng thẳng Trung Đông và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khiến kim loại này hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.

Giá vàng thế giới giảm nhẹ sau phiên bứt phá Giá vàng trong nước giữ ổn định, tỷ giá biến động trái chiều

Lo ngại kinh tế giảm tốc, chứng khoán Phố Wall thụt lùi trong phiên đầu tháng

Phiên 1/8, chứng khoán Mỹ đi xuống sau khi số liệu mới công bố làm dấy lên lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang giảm tốc nhanh hơn dự kiến.

Thị trường chứng khoán đã gia tăng thanh khoản trong 4 phiên liên tiếp Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng khi Fed “bật đèn xanh” sẽ hạ lãi suất

Thị trường phơi bày sự khắc nghiệt ngay phiên đầu tháng 8

Bất chấp kết quả kinh doanh cũng như số liệu vĩ mô tích cực được đưa ra, thị trường trong phiên đầu tiên của tháng 8 lại chứng kiến sức ép lớn từ bên bán ra khiến cho nhiều cổ phiếu giảm sàn. Điểm tích cực nhất chỉ đến từ việc lượng tiền tham gia bắt đáy tăng mạnh cùng sự nâng đỡ của khối ngoại.

Nhà đầu tư cá nhân đã chi gần 1.000 tỷ đồng mua thỏa thuận VIC từ khối ngoại Lợi nhuận sau thuế quý II/2024 của toàn thị trường tăng 25,6% so với cùng kỳ