Xúc tiến thương mại: Yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, điều mà doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm cần nhất là các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, các hoạt động xúc tiến thương mại giúp họ vượt qua khó khăn, sớm phục hồi, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm TP.HCM năm 2023 (HCMC FOODEX 2023) với chủ đề “Kết nối giá trị cùng phát triển” diễn ra từ ngày 28-30/5/2023 tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) phối hợp cùng Hội Lương thực thực phẩm TPHCM tổ chức không ngoài mục đích trên.

Chế biến lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của Thành phố

Ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư (ITPC) TP.HCM cho biết, ngành lương thực thực phẩm luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và có nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam.

Riêng TP.HCM thì ngành chế biến lương thực, thực phẩm là một trong bốn ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển của Thành phố. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp không chỉ đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố và thị trường trong nước mà đã xuất khẩu đến thị trường nhiều nước trên thế giới.

Họp báo Triển lãm HCMC FOODEX 2023
Họp báo Triển lãm HCMC FOODEX 2023

Kinh tế TP.HCM tuy có một số điểm tích cực nhưng trong những tháng đầu năm 2023 vẫn còn đối mặt với các thách thức to lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm dần, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá nguyên nhiên liệu tăng, …

Sụt giảm sản xuất tại TP.HCM trong quý 1/2023 đến từ cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Sức mua thị trường nội địa vẫn còn yếu, chưa kích thích sản xuất. Chỉ số tiêu thụ lương thực thực phẩm (bao gồm bán buôn và bán lẻ) giảm khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Mặt khác, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao khiến khả năng hấp thụ vốn đã bắt đầu giảm. Xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ tại một số thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU… khiến đơn hàng xuất khẩu giảm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của doanh nghiệp.

“Vì vậy, có thể khẳng định, điều mà các doanh nghiệp cần nhất trong lúc này là các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, đặc biệt là các hoạt động xúc tiến thương mại, để giúp họ sớm phục hồi, vượt qua khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững”, Phó giám đốc ITPC nói.

Cùng quan điểm với ITPC, ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) cho biết, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm TP.HCM dù đạt một số kết quả nhất định, tuy nhiên, dự báo sắp tới đây doanh nghiệp còn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh khó khăn chung vẫn đang hiện hữu và diễn biến phức tạp, khó lường của thị trường trong và ngoài nước. Chính vì vậy, Ban tổ chức (BTC) kỳ vọng Triển lãm HCMC FOODEX 2023 sẽ là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng mang tính chiến lược của Thành phố và của FFA.

“Tôi tin rằng Triển lãm lần này sẽ mang đến cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm TP.HCM cơ hội mở rộng kết nối giao thương; giới thiệu các sản phẩm mang thương hiệu Việt ra thị trường trong nước, khu vực và quốc tế cũng như tiếp cận, học hỏi và đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh; giúp doanh nghiệp chủ động trong các khâu nghiên cứu sản phẩm mới chất lượng và an toàn, đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và xuất khẩu”, ông Phó Chủ tịch FFA khẳng định.

Ông Phó giám đốc ITPC cho biết thêm, ITPC được UBND TP.HCM giao tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư vào Thành phố nên ITPC có kinh phí để hỗ trợ doanh nghiệp có điều kiện tham gia vào hoạt động xúc tiến này. BTC sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để thu hút nhiều hơn nữa doanh nghiệp nước ngoài tham gia, và trọng tâm của hoạt động triển lãm năm nay BTC không chỉ hướng đến B2B mà còn nhắm đến B2C, và sẽ có chương trình và gian hàng dành riêng cho B2B.

“Chúng tôi kỳ vọng không chỉ có hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia, nhất là những doanh nghiệp các thị trường xuất khẩu tiềm năng, thị trường lớn mà ngành lương thực thực phẩm đang xuất khẩu vào”, ông Lữ nhấn mạnh.

Theo ông Paul Le, Phó chủ tịch Tập đoàn Central Retail (Thái Lan), để các sản phẩm nông sản Việt xuất khẩu ra được nhiều thị trường thế giới điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải đi bán hàng, và sản phẩm bán ra thị trường nước ngoài phải bảo đảm chất lượng, và bao bì, mẫu mã sản phẩm phải bắt mắt, đặc biệt là sản phẩm đó phải có thương hiệu.

Ông Paul Le, Phó chủ tịch Tập đoàn Central Retail (Thái Lan)

Khi đưa hàng hóa ra nước ngoài không chỉ tập cho khách hàng quen dần sản phẩm của mình mà phải chế biến như thế nào cho phù hợp với thị hiếu và khẩu vị của người tiêu dùng ở nước đó. Ví dụ, muốn xuất khẩu mì gói sang Thái Lan thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại theo gu thích ăn cay của người Thái Lan.

“Trước khi xuất khẩu doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường muốn xuất khẩu, sau đó xây dựng thương hiệu, làm marketing quảng bá sản phẩm, ... và quản lý cả chuỗi hàng hóa từ hệ thống lạnh đến xuất khẩu và đi bán hàng. Đặc biệt không bao giờ quên là đóng trên bao bì “Made in Vietnam”, ông Paul Le lưu ý.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện trong năm 2024. Ảnh minh họa.

Bộ Công Thương đề xuất tăng tiếp giá điện

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo giá vừa diễn ra, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tiếp giá điện trong năm 2024 với lý do chi phí đầu vào (than, dầu, khí) biến động khiến EVN ghi nhận lỗ khoảng 43.200 tỷ đồng trong 2022-2023.

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin kinh doanh của Việt Nam tăng cao

Niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khi Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố đạt 46,3 trong quý IV/2023.

Chat với BizLIVE