Báo cáo mới phát hành của Công ty chứng khoán VNDIRECT cho biết, TCM có thể sẽ sẽ bị loại khỏi VNDiamond. Giá trị vốn hóa thị trường điều chỉnh freefloat trung bình trong 12 tháng của TCM ước tính dưới 2.000 tỷ đồng, không đáp ứng yêu cầu về vốn hóa thị trường để ở lại rổ VNDiamond.
Giá trị vốn hóa điều chỉnh freefloat của TCM từ T10/21 đến T9/22 (tỷ đồng)Trong khi đó, NLG có thể được thêm vào rổ VNDiamond. Nhóm cổ phiếu không thuộc ngành ngân hàng sẽ được bổ sung sau khi loại TCM do VNDiamond cần duy trì ít nhất 8 cổ phiếu không thuộc ngành ngân hàng trong rổ. “Chúng tôi cho rằng NLG là ứng viên tiềm năng nhất, đáp ứng tương đối yêu cầu của VNDiamond và có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất trong số các cổ phiếu không thuộc ngành ngân hàng”, báo cáo nêu.
Quỹ DCVFM VNDiamond ETF sẽ cân đối lại danh mục đầu tư vào 4/11/2022. Trong đợt xem xét định kỳ lần này, VNDIRECT ước tính DCVFM VNDiamond ETF sẽ mua thêm 5,4 triệu cổ phiếu NLG. Ngoài ra, 10,2 triệu và 5,5 triệu cổ phiếu TCB và GMD tương ứng có thể được thêm vào.
Ở chiều bán ra, khoảng 617 nghìn cổ phiếu TCM sẽ được quỹ bán. Đáng chú ý, DCVFM VNDiamond ETF có thể bán ra lần lượt 36,9 triệu, 3,3 triệu và 1,8 triệu cổ phiếu VPB, MWG và REE trong đợt xem xét định kỳ này.
TCM có thể bị loại khỏi VNDiamond, thêm mới NLGTrong khi đó, theo dự báo của chứng khoán BSC, TCM cũng sẽ bị loại khỏi VNDiamond và thêm mới DGW. BSC cho rằng DCVFM VNDiamond ETF sẽ mua mới hơn 1,4 triệu cổ phiếu DGW, trong khi bán ra hơn 492 nghìn TCM trong kỳ cơ cấu này.
Cũng trong kỳ cơ cấu tháng 10, BSC dự báo một số cổ phiếu sẽ được nâng tỷ trọng trong rổ VNDiamond như OCB (12,4 triệu đơn vị), TCB (11,7 triệu đơn vị), GMD (5,1 triệu đơn vị), MSB (4,7 triệu đơn vị), CTG (4,4 triệu đơn vị)…. Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu có thể bị giảm tỷ trọng trong danh mục như VPB (16,3 triệu đơn vị), ACB (11,7 triệu đơn vị), MWG (3,9 triệu đơn vị)...
Tính đến 30/9/2022, quỹ DCVFM VNDiamond ETF có giá trị tài sản ròng đạt gần 15.000 tỷ đồng và ghi nhận dòng tiền rút ròng ra khỏi quỹ 1.613 tỷ đồng trong quý 3/2022. Dòng tiền rút ròng lớn có thể được giải thích do hiệu suất thị trường chứng khoán Việt Nam yếu trong thời gian gần đây dưới tác động tiêu cực của việc tăng lãi suất và áp lực giảm giá của Việt Nam đồng.
Chỉ số VNDiamond giảm 16,3% so với đầu năm, vẫn tốt hơn so với VN-Index (-27,0% so với đầu năm), VN30 (-27,6% so với đầu năm) và VNMidcap (-35,4% so với đầu năm). Tổng dòng tiền rút ròng các quỹ ETF đầu tư tại Việt Nam trong quý 3/2022 ở mức 169 tỷ đồng; chủ yếu bởi dòng tiền rút ròng khỏi quỹ ETF VNDiamond, trong khi các quỹ ETF khác vẫn ghi nhận dòng tiền vào ròng bất chấp thị trường có nhiều biến động.