Vào giai đoạn cao điểm, nhu cầu tín dụng vẫn yếu

Nhu cầu vay yếu được dự báo có thể tiếp diễn cho đến sau Tết nguyên đán của năm 2024.

Đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng mới đạt 7,4% so với đầu năm.
Đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng mới đạt 7,4% so với đầu năm.

Nhu cầu tín dụng thực yếu

Theo số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng tính đến cuối tháng 9/2023 đạt 7,0% so với đầu năm,và tính đến ngày 31/10, tín dụng của nền kinh tế tiếp tục cải thiện lên 7,4%. Mặc dù tín dụng tháng 10 tăng so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ thì mức tăng gần như không đổi so với tháng trước, cho thấy nhu cầu vốn nhìn chung vẫn còn yếu.

Hiện vẫn chưa có số liệu về tăng trưởng tín dụng tháng 11, tuy nhiên, diễn biến lãi suất liên ngân hàng phần nào cho thấy nhu cầu vốn vẫn chưa cải thiện dù đã vào mùa cao điểm cuối năm.

screen-shot-2023-11-28-at-31901-pm-3812-746.png

Xét theo cơ cấu, hai lĩnh vực đóng góp chính vào tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm 2023 là cho vay khác và cho vay hoạt động thương mại. Trong đó, cho vay khác tăng 11,1% so với cùng kỳ, đóng góp 4,4 điểm % vào mức tăng chung và cho vay hoạt động thương mại tăng 14,4% so với cùng kỳ, đóng góp 3,5 điểm % vào mức tăng chung.

Tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp rất yếu, chỉ tăng lần lượt là 2,9% và 4,9% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng của ngành vận tải có sự cải thiện nổi bật nhất khi chuyển từ mức tăng trưởng âm trong 4 tháng đầu năm lên mức tăng 10,7% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2023.

Theo số liệu của NHNN, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tính đến 30/9 đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với đầu năm. Trong đó, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng 21,9% so với cuối năm 2022.

Trong báo cáo cập nhật thị trường tiền tệ tháng 11/2023 mới công bố, các chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính tín dụng mua nhà ở vẫn tăng trưởng âm khoảng 1,2% so với cuối năm 2022. Xu hướng này cũng tương đồng với diễn biến tăng trưởng tín dụng tiêu dùng, tính đến 30/9, quy mô tín dụng tiêu dùng đạt 2,7 triệu tỷ đồng và chỉ tăng 1,5% so với cuối năm 2022.

“Kết quả bóc tách tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 dẫn đến hai khả năng, (1) nhu cầu tín dụng thực trong nền kinh tế còn rất yếu, thể hiện qua tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp ở mức thấp nhất trong nhiều năm, (2) tín dụng tăng thêm trong 9 tháng năm 2023 đi vào các khoản tài trợ ngắn hạn (liên quan đến hoạt động thương mại), đồng thời, hệ thống ngân hàng vẫn hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp bất động sản dù tình hình kinh doanh của khu vực này đang khó khăn”, chuyên gia nhận định.

Quảng cáo

Thanh khoản hệ thống dư thừa trở lại

Tháng 11/2023 là tháng bơm ròng của NHNN do lượng tín phiếu phát hành từ khoảng cuối tháng 9/2023 đáo hạn cùng với việc kể từ ngày 9/11, NHNN dừng phát hành tín phiếu. Tổng quy mô bơm ròng trong tháng qua (tính đến ngày 27/11) là xấp xỉ 155,2 nghìn tỷ đồng, so với lượng hút ròng khoảng 208,4 nghìn tỷ đồng trong tháng 9-10/2023. Theo đó, số dư tín phiếu NHNN tại ngày 27/11 ước khoảng 53,2 nghìn tỷ đồng sẽ giảm dần về 0 vào ngày 6/12 trong trường hợp NHNN không tiếp tục phát hành thêm.

screen-shot-2023-11-28-at-31804-pm-3412-8163.png

Một lượng lớn thanh khoản từ tín phiếu đáo hạn quay trở lại hệ thống khiến cho mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trong tháng 11/2023.

Cụ thể, lãi suất cho vay qua đêm giảm từ mức 1,05%/năm vào đầu tháng còn 0,15%/năm tại ngày 23/11, tức về lại vùng thấp nhất kể từ trước đợt hút ròng của NHNN.

screen-shot-2023-11-28-at-31804-pm-3412-7912.png

Tương tự, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1-2 tuần giảm 1,13 điểm % so với cuối tháng 10, về mức 0,3%/năm và 0,47%/năm. Riêng kỳ hạn 1 tháng giảm mạnh nhất 1,63% điểm % xuống 0,85%/năm và kỳ hạn 3 tháng giảm ít nhất còn 3,32%/năm (-0,22 điểm % so với cuối tháng 10).

So với trước khi NHNN can thiệp thông qua hoạt động phát hành tín phiếu, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không thay đổi nhiều.

Chuyên gia VDSC nhận định, diễn biến này hàm ý nhu cầu vay vốn trong thời điểm cuối năm của nền kinh tế là không mạnh. Đồng thời nhu cầu vay yếu có thể tiếp diễn cho đến sau Tết nguyên đán của năm 2024 nếu nhìn vào xu hướng giảm mạnh của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023.

Trong Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu thực hiện giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, điều hành tín dụng và quyết liệt thực hiện các chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Theo đó, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rút kinh nghiệm việc điều hành tăng trưởng tín dụng chậm năm 2022, khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực; kết quả cấp tín dụng của từng tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đến thời điểm hiện tại. Từ đó, theo thẩm quyền và quy định của pháp luật có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2023 kịp thời, hiệu quả, khả thi, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tuyệt đối không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm.

Theo Tạp chị Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance

Theo đánh giá từ Brand Finance, TPBank là một trong những đơn vị nổi bật với chiến lược thương hiệu đậm nét và cách làm truyền thông riêng biệt, bản sắc, hiệu quả, ghi dấu ấn trong lòng khách hàng tại Việt Nam. Năm 2024, giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD, xếp hạng 23 trong 100 thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

TPBank dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME 3 năm liên tiếp Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank

Khi ngân hàng thấu hiểu và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số

Thời đại chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải hòa nhịp bằng việc ứng dụng công nghệ trong vận hành và giao dịch tài chính. Thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của doanh nghiệp, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp tài chính đa năng với m

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Doanh nghiệp vẫn chưa dám vay vốn

Dù đã áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế thúc đẩy, nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn chưa đạt kỳ vọng khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro nên chưa có nhiều nhu cầu vay vốn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3 Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

MBBank cho biết, số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng vốn cấp 2 và cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Sacombank tung gói vay 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất chỉ từ 4,5%

Sacombank tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu kinh tế trong quý cuối năm 2024.

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối