Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

vna-potal-gia-dong-nhan-dan-te-trung-quoc-tang-manh-stand-20230310143736.jpg
Đồng NDT của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Cụ thể, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) giảm lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm từ 3,1% xuống 3,0% và LPR 5 năm từ 3,6% xuống 3,5%.

Đây là lần giảm lãi suất đầu tiên của PBoC kể từ tháng 10/2025, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nỗ lực vực dậy kinh tế. LPR kỳ hạn 1 năm chủ yếu ảnh hưởng đến các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình, trong khi LPR kỳ hạn 5 năm là lãi suất tham chiếu cho các khoản vay thế chấp.

Quảng cáo

Động thái này diễn ra sau khi một loạt ngân hàng thương mại nhà nước giảm lãi suất tiền gửi tới 25 điểm cơ bản nhằm bảo vệ biên lãi ròng, mở đường cho việc hạ lãi suất cho vay.

Ông Zichun Huang, nhà kinh tế trưởng tại Công ty nghiên cứu thị trường Capital Economics, nhận định PBoC có khả năng sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách và dự báo lãi suất cho vay sẽ giảm thêm 40 điểm cơ bản vào cuối năm. Loạt cắt giảm lãi suất này là một phần của gói các biện pháp kích thích được Trung Quốc công bố đầu tháng này, bao gồm cả việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất cho vay theo quỹ dự phòng nhà ở quốc gia.

Tuy nhiên, ông Huang cho rằng các đợt cắt giảm lãi suất khiêm tốn có thể không đủ để thúc đẩy đáng kể nhu cầu vay vốn và phục hồi kinh tế. Ông đồng thời lưu ý rằng gánh nặng hỗ trợ nhu cầu chủ yếu thuộc về chính sách tài khóa, song các nhà hoạch định chính sách có thể không muốn hành động nhiều hơn sau khi căng thẳng thuế quan gần đây hạ nhiệt.

Lo ngại chiến tranh thương mại đã giảm dần sau cuộc gặp giữa đại diện thương mại Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ, dẫn đến việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm thuế quan trong 90 ngày. Điều này thúc đẩy hàng loạt ngân hàng đầu tư toàn cầu nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay, nhưng lại giảm kỳ vọng về các biện pháp kích thích chủ động hơn khi Trung Quốc nỗ lực đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5%.

Nomura đã nâng dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý II/2025 từ 3,7% lên 4,8% nhờ dữ liệu kinh tế tháng Tư khả quan, đồng thời nâng dự báo cả năm từ 3,5% lên 3,7%. Dù vậy, ngân hàng này cũng cảnh báo nền kinh tế nguy cơ cao phải chịu tác động kép do thị trường bất động sản suy giảm kéo dài và khả năng Mỹ tăng thuế trở lại.

Một nhóm chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley nhận định các biện pháp kích thích bổ sung của Trung Quốc có thể sẽ nhẹ hơn và chậm hơn. Dù căng thẳng thuế quan tạm lắng, Morgan Stanley ước tính thuế suất bình quân của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc vẫn ở mức 40%, cao hơn nhiều so với mức 11% trước khi ông Donald Trump tái đắc cử.

Ngân hàng này nói thêm rằng tình trạng giảm phát có thể kéo dài do thuế quan vẫn ở mức cao, vì thuế cao hơn cuối cùng sẽ làm giảm nhu cầu bên ngoài và làm trầm trọng thêm vấn đề dư thừa công suất trong nước.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008

Tại báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP năm 2025 do các rào cản thương mại tăng cao và môi trường chính sách bất ổn.

Standard Chartered: Dự báo gì về lạm phát của Việt Nam thời gian tới? WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm sau các thông tin kinh tế của Mỹ

Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Chờ tín hiệu mới, chứng khoán châu Á trầm lắng Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Mỹ và Mexico tiến gần tới thỏa thuận về thuế thép

Mỹ và Mexico đang tiến gần đến thỏa thuận có thể dỡ bỏ mức thuế 50% mà Tổng thống Donald Trump áp đặt lên thép nhập khẩu từ Mexico, với điều kiện khối lượng nhập khẩu không vượt một ngưỡng nhất định.

EU và Australia đồng loạt phản đối thuế thép nhập khẩu của Mỹ Anh thúc giục Mỹ thực hiện thỏa thuận cắt giảm thuế thép xuống 0%

Thỏa thuận khung Mỹ-Trung mở đường cho giải quyết căng thẳng thương mại

Sau 2 ngày đàm phán cấp cao tại Anh, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung then chốt, mở ra triển vọng mới trong việc giải quyết các bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ hai sắp diễn ra tại London Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ "Trung Quốc không dễ dàng"

Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, yếu tố có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm