Trung Quốc: Xuất khẩu tăng trưởng chậm nhất trong ba tháng

Các nhà phân tích nhận định các nhà máy tại Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với sức ép lớn trong những tháng tới, do hàng rào thuế quan của các nước và nhu cầu sụt giảm.

Cảng hàng hóa Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong tháng Bảy, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong ba tháng.

Số liệu làm gia tăng lo ngại về triển vọng của ngành sản xuất.

Các nhà phân tích nhận định các nhà máy tại Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với sức ép lớn trong những tháng tới, do hàng rào thuế quan của các nước và nhu cầu sụt giảm.

Bên cạnh đó, biến động trên thị trường tài chính và nỗi lo suy thoái kinh tế ở Mỹ đặt ra những thách thức mới cho các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng thúc đẩy đà phục hồi kinh tế mong manh.

Số liệu hải quan công bố ngày 7/8 cho thấy trong tháng Bảy lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 8,6% của tháng Sáu và cũng thấp hơn con số dự báo tăng 9,7%.

Nhà kinh tế Lynn Song, tại tập đoàn tài chính ING nhận định xuất khẩu của Trung Quốc có thể duy trì mức tăng trưởng một chữ số trong tương lai gần, nhưng xét đến nhu cầu bên ngoài và tình hình thuế quan, các lô hàng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2024 sẽ chịu sức ép lớn hơn.

Quảng cáo

Cùng tháng, lĩnh vực nhập khẩu tăng 7,2%, đảo ngược mức giảm 2,3% trong tháng Sáu và đánh dấu tốc độ tăng mạnh nhất trong ba tháng, đồng thời vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 3,5%.

Chiến lược gia Xing Zhaopeng tại ngân hàng ANZ đánh giá số liệu nhập khẩu khả quan hơn nhờ việc các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường mua chip trước dự đoán về các biện pháp hạn chế hơn nữa của Mỹ.

Theo chuyên gia này, cả nhập khẩu và xuất khẩu dự kiến sẽ chậm lại trong quý 3/2023.

Nhập khẩu dầu thô trong tháng Bảy đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022, trong khi nhập khẩu quặng sắt và đậu nành tăng so với một năm trước đó.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phải vật lộn để tăng trưởng bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm kích thích nhu cầu trong nước sau đại dịch COVID-19.

Tình trạng suy giảm kéo dài của lĩnh vực bất động sản và nỗi lo về an ninh việc làm đã ảnh hưởng nặng nề đến niềm tin của người tiêu dùng.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 4,7% trong quý 2/2024, thấp hơn kỳ vọng. Số liệu này càng củng cố lời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần triển khai nhiều hỗ trợ hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong cả năm.

Tuần trước, Trung Quốc cam kết rằng những biện pháp kích thích sẽ hướng đến người tiêu dùng và nước này sẽ thực hiện điều chỉnh trong thời gian còn lại của năm 2024.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro