Trung Đông có thể đang trải qua đợt bùng nổ giá dầu cuối cùng

Đợt bùng nổ dầu mỏ do xung đột Ukraine đang giúp các quốc gia Trung Đông giàu năng lượng trở nên giàu có kếch xù. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo đây có thể là lần tăng giá cuối cùng.

Theo kênh CNN (Mỹ), chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã khiến giá trị dầu thô tăng lên mức cao nhất trong 8 năm. Giá năng lượng tăng vọt đưa các quốc gia Vùng Vịnh thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài gần một thập kỷ, khiến họ phải giảm chi tiêu và bị thâm hụt ngân sách.

Các quốc gia Vùng Vịnh đã trải qua những đợt bùng nổ dầu mỏ trong những năm 1970 và 1980, và sau đó là cơn sốt dầu vào những năm 2000. Tuy nhiên, quan điểm về tiêu thụ năng lượng đang thay đổi, điều đó có nghĩa là các chu kỳ tăng khó có thể tồn tại lâu nữa. Giới chuyên gia cho rằng các quốc gia Vùng Vịnh nên chuẩn bị cho kịch bản đó.

Ông Karen Young, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Columbia về Chính sách Năng lượng Toàn cầu, cho biết: “Đây chắc chắn là bước khởi đầu cho sự kết thúc của kỷ nguyên giàu có nhờ dầu mỏ”.

Các quốc gia phương Tây đang nỗ lực chuyển dịch sang năng lượng tái tạo. Đây được coi là vấn đề ngày càng cấp bách, khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine gây gián đoạn nghiêm trọng các tuyến đường cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên then chốt của châu Âu. Ông Young nói: “Đợt bùng nổ hiện nay khác ở chỗ nó không chỉ là cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Nó còn là sự thay đổi lớn trong cấu trúc năng lượng toàn cầu”.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các nhà xuất khẩu năng lượng Trung Đông dự kiến đạt doanh thu 1,3 nghìn tỷ USD từ nhiên liệu hóa thạch trong 4 năm nhờ cuộc xung đột hiện nay. Dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo họ không nên lãng phí khoản tiền này. Các nước Vùng Vịnh cần bảo vệ mình khỏi biến động giá dầu bằng cách dùng số tiền này đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào dầu mỏ.

2-6616.jpg

Công nhân tại cơ sở dầu mỏ Saudi Aramco ở Abqaiq, Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

Trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ trước đây, các quốc gia Vùng Vịnh đã phung phí ngân sách vào những khoản đầu tư lãng phí và kém hiệu quả. Họ xây dựng hàng loạt công trình, mua vũ khí và phát tiền cho người dân. Những đợt bùng nổ này vì thế kéo kinh tế lao dốc khi giá dầu hạ nhiệt, do các quốc gia vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để kiếm doanh thu.

Ông Ellen Wald, nhà nghiên cứu cấp cap tại Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington D.C, bình luận: “Các dự án xây dựng thường được khởi công và sau đó bị bỏ hoang khi ngân sách cạn kiệt. Vì có quá nhiều khoản chi, họ thường không giám sát kỹ và để xảy ra tham nhũng”.

Theo ông Omar Al-Ubaydli, Giám đốc của Tổ chức nghiên cứu Derasat có trụ sở tại Bahrain, thông thường, các quốc gia Vùng Vịnh cũng chú trọng đến việc tăng cường tuyển dụng trong lĩnh vực công và tăng lương cho công chức qua tiền thưởng và nâng lương.

Quảng cáo

Một báo cáo hồi tháng 5 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng doanh thu khủng mà các nước vùng Vịnh có được sau đại dịch và hậu xung đột tại Ukraine nên được đầu tư vào quá trình chuyển dịch kinh tế và môi trường của khối. Báo cáo nhấn mạnh việc tập trung đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng là rất quan trọng vì nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Các quốc gia vùng Vịnh dường như cũng đang nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế. Từ sau đợt bùng nổ dầu mỏ gần đây nhất vào năm 2014, bốn trong số sáu quốc gia Vùng Vịnh đã áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT). Trong đó, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) thậm chí còn bắt đầu đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Song chưa có quốc gia Vùng Vịnh nào đánh thuế thu nhập cá nhân.

Saudi Arabia đã đầu tư vào các lĩnh vực phi dầu mỏ như du lịch. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nghi ngờ khả năng lĩnh vực này bù đắp được nguồn thu từ dầu mỏ. Hiện tại, vương quốc này kiếm được gần 1 tỷ USD mỗi ngày nhờ bán dầu theo giá hiện hành.

1-7164.jpg

Công nhân tại cơ sở dầu mỏ Saudi Aramco ở Abqaiq, Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

Các quốc gia Vùng Vịnh cũng phủ nhận quan điểm cho rằng nhiên liệu hóa thạch có thể dần bị loại bỏ và không còn là nguồn năng lượng chính, khi các quốc gia có ý thức về môi trường chuyển sang nguồn thay thế khác. Họ nhấn mạnh dầu đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Các nhà hoạt động môi trường cũng phản đối quan điểm thu lợi của các nhà xuất khẩu dầu bằng biện pháp trên. Tuy nhiên, các quốc gia dầu mỏ đã chỉ ra rằng nhu cầu dầu tăng lên sau khi các nước nới lỏng hạn chế COVID-19 là minh chứng cho điều này. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuần trước dự đoán giá dầu sẽ tăng mạnh trong năm tới, do kinh tế Trung Quốc và du lịch toàn cầu phục hồi.

UAE, một trong những nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới, cảnh báo rằng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch quá nhanh có thể gây ra khủng hoảng kinh tế.

Ông Sultan Al Jaber, đặc phái viên về biến đổi khí hậu của UAE, viết trong một bài báo hồi tháng 8 rằng: “Các chính sách thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch quá sớm mà không có các giải pháp thay thế khả thi là tự chuốc lấy thất bại. Chúng sẽ phá hoại an ninh năng lượng, gây bất ổn kinh tế và có ít doanh thu hơn để đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng”.

Chuyên gia Young khẳng định ngay cả khi các nền kinh tế quay lưng với dầu thô, các sản phẩm từ dầu mỏ như hóa dầu và nguyên liệu từ dầu vẫn sẽ có nhu cầu cao.

Tuy nhiên, giới phân tích cho các quốc gia vùng Vịnh cũng nhận ra ngay cả khi nhu cầu dầu vẫn còn, biến động giá với mức độ và tần suất tương tự có thể không diễn ra thường xuyên như hiện tại nữa.

“Có một cảm giác hữu hình rằng đây là đợt bùng nổ nhất thời và có thể là lần cuối giá dầu tăng bền vững. Các chính phủ và người dân đều cảm thấy đây là cơ hội cần phải tận dụng triệt để, hơn là phung phí ngân sách vào các quyết định thiển cận”, ông Al-Ubaydli nhận định.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Các "ông lớn" tài chính kỳ vọng BoJ tiếp tục tăng lãi suất

Công ty quản lý tài sản lớn số hai thế giới đẩy mạnh nắm giữ vị thế bán khống trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) vì vẫn thấy khả năng BoJ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 tới.

BOJ công bố dữ liệu, nghi vấn Nhật Bản chi tiếp 22 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên Đồng yen và chứng khoán tiếp tục phản ứng sau khi BoJ tăng lãi suất