Đánh thuế các công ty dầu mỏ sẽ không giải quyết được khủng hoảng năng lượng

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia, cho rằng việc đánh thuế các công ty dầu mỏ không phải là giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia, ông Amin Nasser, cho rằng việc đánh thuế các công ty dầu mỏ không phải là giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đồng thời cảnh báo về tình trạng thiếu đầu tư hiện nay trong ngành dầu mỏ.

Các chính phủ ở châu Âu đã chi hàng trăm tỷ euro để cắt giảm thuế, hỗ trợ và trợ cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng vốn đang làm gia tăng lạm phát, buộc các ngành công nghiệp phải đóng cửa sản xuất và làm tăng các hóa đơn năng lượng trước mùa đông.

Theo kế hoạch được công bố tuần trước của Liên minh châu Âu (EU), lợi nhuận khổng lồ của các công ty năng lượng sẽ được tách ra để phân phối lại nhằm giảm bớt gánh nặng cho người tiêu dùng.

Ông Nasser nhấn mạnh tình trạng thiếu đầu tư trong lĩnh vực hydrocarbon vào thời điểm mà các lựa chọn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa có sẵn là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng năng lượng.

Theo ông Nasser, việc đóng băng hoặc giới hạn hóa đơn năng lượng có thể giúp ích cho người tiêu dùng trong ngắn hạn, nhưng điều này không giải quyết được nguyên nhân thực sự và không phải là giải pháp lâu dài.

Giám đốc điều hành Saudi Aramco cũng nêu rõ: "Việc đánh thuế các công ty năng lượng khi bạn muốn họ tăng sản lượng rõ ràng là không hữu ích".

Quảng cáo

Ông Nasser nói thêm: "Ngay cả khi cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc vào ngày hôm nay, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ chưa thể kết thúc. Nguyên nhân thực sự của tình trạng mất an toàn năng lượng là do thiếu đầu tư vào lĩnh vực dầu khí".

Saudi Aramco đã và đang đầu tư để nâng công suất sản xuất dầu thô của Saudi Arabia lên 13 triệu thùng/ngày vào năm 2027, song ông Nasser cảnh báo đầu tư trên toàn cầu trong lĩnh vực hydrocarbon vẫn là "quá ít, quá muộn, quá ngắn hạn".

Việc thiếu đầu tư diễn ra vào thời điểm công suất dự phòng còn thấp và nhu cầu vẫn đang khá cao. Ông Nasser nhấn mạnh: "Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, chúng ta hy vọng nhu cầu sẽ phục hồi nhanh hơn, qua đó làm giảm công suất dự phòng vốn đang thấp hiện nay. Đó là lý do tại sao tôi thực sự quan ngại".

Tháng trước, một báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu Dầu khí Quốc vương Abdullah (KAPSARC) công bố cho thấy việc tăng cường đầu tư vào ngành dầu mỏ là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng từ năm 2025 trở đi.

Theo báo cáo này, đầu tư vào ngành dầu khí toàn cầu sẽ chỉ tăng 26 tỷ USD trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức tăng 140 tỷ USD cần thiết cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu mỏ vào năm 2025.

Báo cáo của KAPSARC cũng cho rằng "những quan niệm sai lầm" về biến đổi khí hậu và xã hội là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến các nhà đầu tư quay lưng lại với lĩnh vực dầu mỏ.

Báo cáo lưu ý có bốn thách thức chính tác động tiêu cực đến đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, bao gồm biến động giá cả, sự không chắc chắn do các dự báo dài hạn không thống nhất, lo ngại về biến đổi khí hậu ngày càng tăng, và việc thiếu các quy định về môi trường, xã hội và quản trị.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực