Trong bối cảnh nguồn cung đang cạn kiệt, doanh nghiệp Việt Nam có tham gia thầu Bulog?

Ngày 23/8, Cơ quan Hậu cần Quốc gia Indonesia (Bulog) đã công bố đợt đấu thầu lần thứ 7 trong năm nay để mua 350 ngàn tấn gạo trắng, loại 5% tấm, niên vụ 2024 từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Pakistan.

Trong bối cảnh nguồn cung đang cạn kiệt, doanh nghiệp Việt Nam có tham gia thầu Bulog?
Ảnh minh họa

Thời gian để doanh nghiệp đăng ký tham gia chậm nhất là đến 2 giờ chiều ngày 27/8. Ngày 3/9, mở và đánh giá hồ sơ đấu thầu. Ngày 5/9, Bulog sẽ ra thông báo nhà thầu trúng thầu đến doanh nghiệp. Thời gian giao hàng vào ngày 5/9 đến tháng 10/2024. Bulog yêu cầu loại gạo mua được xay xát không muộn hơn sáu tháng.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nguồn cung từ Việt Nam cạn kiệt, gói thầu 350 ngàn tấn gạo Bulog dự kiến chứng kiến sự cạnh tranh giữa Thái Lan và Pakistan và ưu thế được cho sẽ nghiêng về Pakistan nhiều hơn, vì nước này sẽ thu hoạch vụ mới vào tháng 9, khi nguồn cung dồi dào giá cả sẽ cạnh tranh hơn so với các nước có nguồn cung hạn hẹp.

Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại Phước Thành 4, Việt Nam đang cạn dần nguồn cung và giá gạo trong nước cũng đang tăng, nếu tham gia gói thầu lần nay khả năng lượng gạo trúng thầu của doanh nghiệp Việt Nam sẽ ít hơn so với lần trước.

Pakistan dù được đánh giá là có khả năng trúng thầu cao hơn do họ sắp thu hoạch vụ lúa mới vào tháng 9 và tháng 10, trùng với thời điểm giao hàng thầu Bulog, nhưng lượng gạo của họ không lớn và điều kiện xuất khẩu của Pakistan không thể so với doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan, cho nên họ cũng sẽ rất cân nhắc.

Trong khi đó, khả năng Thái Lan sẽ trúng thầu nhiều hơn Việt Nam, vì tồn kho của họ lúc nào cũng cao và gạo của Thái Lan phù hợp để đi Indonesia.

Tồn kho của doanh nghiệp trong nước không còn nhiều, nếu còn cũng đã có hợp đồng, như các hợp đồng thầu Bulog còn lại chưa giao xong, hợp đồng thương mại đi Philippines và một số nước châu Phi. Mặt khác, một số công ty cũng đang trả nợ hợp đồng cũ, nhưng loại gạo bán đi Indonesia rất khác so với gạo xuất đi Philippines, một số nước châu Phi, Trung Đông hay EU, đây là hai phân khúc khác nhau hoàn toàn nên không bị ảnh hưởng.

Quảng cáo

“350 ngàn tấn gạo 5% tấm Bulog gọi thầu lần này, nếu doanh nghiệp Việt Nam tham gia tôi nghĩ sẽ không nhiều vì tồn kho còn rất ít, với những doanh nghiệp không có chân hàng thì chắc chắn họ cũng không tham gia. Ngoài ra, vụ Thu Đông ở đồng bằng sông Cửu Long người nông dân sản xuất phần lớn các loại gạo chất lượng cao, và giống ST24 và ST25, không có loại gạo đi Indonesia, vấn đề này các doanh nghiệp đều biết rõ, nên họ sẽ cân nhắc trước khi quyết định tham gia thầu Bulog”, ông Thành nói.

Hai “ông lớn” trong ngành gạo Việt Nam là Vinafood1 và Vinafood2, được cho là có nhiều khả năng tham gia với khối lượng lớn, nhưng vẫn còn đơn hàng trúng 185 tấn gạo thầu Bulog trước đó. Riêng Vinafood1 trúng đến 104 ngàn tấn, nên tồn kho cũng giảm nhiều.

“Do nguồn cung hạn chế nên doanh nghiệp tư nhân sẽ không tham gia nhiều, với họ nguồn cung quan trọng hơn cả tài chính, vì khi có hợp đồng xuất khẩu ngân hàng sẵn sàng trợ vốn lên đến 90% trị giá hợp đồng, nên họ không ngại vấn đề tài chính”, Giám đốc Công ty Phước Thành 4 nói.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Indonesia đã phát hành 7 gói thầu, mua 2 triệu tấn gạo trong 6 gói thầu đầu tiên, sử dụng hơn một nửa hạn ngạch. Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Pakistan là những nhà cung cấp chính cho Xứ sở vạn đảo này.

Như đã dự báo, năm 2024, Chính phủ Indonesia sẽ mở cửa nhập khẩu gạo với tổng số 4,046 triệu tấn. Bao gồm 3,63 triệu tấn gạo nhập khẩu thông thường, việc thực hiện được giao cho Công ty Perum Bulog.

Ngoài ra, còn có gạo công nghiệp nhập khẩu khoảng 412 ngàn tấn và gạo đặc sản khoảng 33,70 ngàn tấn.

Trưởng phòng Kế hoạch hoạt động và Dịch vụ công của Bulog, Rini Andrida, tiết lộ rằng nhập khẩu gạo thực hiện cho đến nay đã đạt gần 2,5 triệu tấn. Điều này đã được truyền đạt trong cuộc họp điều phối kiểm soát lạm phát khu vực năm 2024, được phát sóng trên tài khoản YouTube của Bộ Nội vụ, ngày 19/8/2024.

Dữ liệu về nguồn gốc nhập khẩu gạo của Indonesia năm 2024, gồm: Thái Lan: 1,024 triệu tấn; Việt Nam: 758,679 ngàn tấn; Pakistan: 380,725 ngàn tấn; Myanmar: 309,288 ngàn tấn; Campuchia: 22,500 ngàn tấn. Tổng lượng thực hiện nhập khẩu, cả hàng đã bốc hàng và đến Indonesia, là 2,68 triệu tấn.

Theo Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Tổng thống Mỹ hoãn áp thuế quan 50% đối với EU đến ngày 9/7

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ gia hạn thời hạn áp thuế quan 50% đối với Liên minh châu Âu (EU) đến ngày 9/7, sau cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bị dột, Bộ Xây dựng ra công điện khẩn

Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương rà soát, khắc phục triệt để những khiếm khuyết của công trình, trong đó đặc biệt lưu ý xử lý dứt điểm tình trạng nước mưa rò rỉ từ mái kính xuống sàn.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Cảng hàng không (ACV) lần đầu trong lịch sử chia cổ tức bằng cổ phiếu, hơn 10.000 cổ đông xếp hàng chờ

Chủ tịch sáng lập Hà Đô đăng ký mua 3,25 triệu cổ phiếu, Phó Tổng BCG Energy muốn bán gần hết cổ phần

Ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch sáng lập Tập đoàn Hà Đô đăng ký mua 3,25 triệu cổ phiếu HDG, trong khi ông Nguyễn Trọng Minh, Tổng Giám đốc HDG và cũng là con trai ông Thông đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu HDG.

Dragon Capital tăng sở hữu tại Đất Xanh, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân muốn gom thêm 25 triệu cổ phiếu HQC Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên hơn 11,6%

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về đàm phán lần thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Sáng 24/5, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống còn khoảng 1-2%...

Phiên 22/5, giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống Đồng pha với thế giới, giá vàng SJC quay đầu giảm

Giá cà phê tăng nhẹ, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất trong gần hai năm

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm do đồng rupee yếu và nguồn cung gia tăng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ảm đạm.

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Phá kỷ lục tiến độ, Trung tâm Triển lãm Quốc gia - biểu tượng phát triển mới của Thủ đô lộ diện

Trung tâm Triển lãm Quốc gia - Vietnam National Exposition Center (VNEC) dự kiến sẽ về đích đúng hẹn vào tháng 7/2025 – chỉ sau 10,5 tháng thi công so với dự kiến ban đầu 2 năm. Công trình khi hoàn thành sẽ nối dài những kỷ lục ấn tượng của Vingroup, đóng

Hà Nội giao hơn 11.300 m2 đất cho huyện Đông Anh xây dựng hạ tầng khu đấu giá đất Dự án 4,5 tỷ USD ở Đông Anh của T&T Group “bắt tay” đại gia Qatar đón chuyển động mới

Viện ABAII khai giảng khóa học về Khung pháp lý và Nhận biết tài sản mã hóa giả

Ngày 24/5/2025, Viện ABAII tổ chức khóa học chuyên đề “Khung pháp lý và nhận biết tài sản mã hóa giả” tại Hà Nội. Đây là khoá học chuyên sâu, thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà đầu tư và cán bộ quản lý trong lĩnh vực công nghệ tài chính.

Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa Giao xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm thị trường tiền mã hóa, Ủy ban chứng khoán nói gì?