Định vị thị trường
Sự cá biệt của VN-Index đã không còn duy trì khi biên độ của chỉ số cũng được co hẹp lại và khá sát với trạng thái chung của chứng khoán châu Á.
Chỉ số tăng 0,07% trong khi TWSE (+0,9%), CSI (-0,26%), NIKKEI 225 (+0,27%), SET (-0,55%) dao động dưới 1%.
Chất xúc tác
Kết quả giao dịch của thị trường vẫn là câu trả lời tốt nhất về sự lấn lướt của dòng tiền nội. Theo thống kê, giá trị HOSE xấp xỉ gần 1 tỷ USD với đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 6,2% tổng giá trị 2 chiều của HOSE.
Theo thống kê, khối ngoại đã bán ròng với giá trị hơn 230 tỷ đồng. Các mã bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất là GMD (-243 tỷ đồng), VRE (-111 tỷ đồng).
Vận động nhóm ngành
Phiên hôm nay cũng là phiên đánh dấu cột mốc giao dịch mới của cổ phiếu SIP trên HOSE. Tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 909.041.460.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 116.500 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%.
SIP (+11,8%) đã tăng khá mạnh và lôi kéo một số mã như ITA (+6,9%), SZL( +1,5%) cũng vẫn động khả quan.
Dù vậy, ảnh hưởng của nhóm Khu Công nghiệp vẫn khó có thể so sánh với các mã Bất động sản và Ngân hàng. Thị trường duy trì được đà tăng lớn có công lớn của các cổ phiếu nhà Vingroup với VIC (+4,9%), VRE (+4,7%).
Thực tế, nhiều mã cùng ngành Bất động sản hay Ngân hàng đều không tỏ ra quá hứng khởi như VPB (-2%), MSB (-1,7%), TPB (-1,6%), SHB (-1,5%), HQC (-2,5%), NBB (-3%), CSC (-4,7%)…
Nhóm cổ phiếu Chứng khoán cũng chứng kiến sự lấn lướt của sắc đỏ với VND (-2,2%), CTS (-2,1%), FTS (-1,8%), VCI (-1,6%), BSI (-1,5%)…
Ngoài một số mã cá biệt như HHS, ITA, DBC, HPX tăng trần, thị trường đã giằng co khá khó chịu tới khi đóng cửa. Số mã tăng/giảm gần như xấp xỉ nhau. VN-Index chốt phiên tăng 0,07% lên 1.242,23 điểm. Thanh khoản đạt 1.1192 triệu đơn vị, tương đương 23.207 tỷ đồng.
Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,16% lên 246,07 điểm. Thanh khoản đạt 161,91 triệu đơn vị, tương đương 2.761 tỷ đồng. Còn UPCoM-Index tăng 1,16% lên 93,64 điểm, thanh khoản đạt 158,81 triệu đơn vị, tương đương 2.633,5 tỷ đồng.