TPBank dự kiến tăng mạnh vốn điều lệ, bổ sung gương mặt lãnh đạo mới

Tới cuối năm 2023, dự kiến vốn điều lệ của TPBank sẽ lên tới hơn 22 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 39% so với cuối năm trước.

Ngày 26/4 tới, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023.

Trong tài liệu gửi cổ đông trước thềm đại hội, Hội đồng Quản trị TPBank lên kế hoạch đến cuối năm nay, tổng tài sản ngân hàng sẽ đạt 350 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cuối năm trước. Vốn điều lệ dự kiến tăng mạnh 39%, lên hơn 22 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chưa công bố kế hoạch tăng vốn cụ thể tới cổ đông.

Tổng huy động tăng 6%, lên gần 307 nghìn tỷ đồng trong khi dư nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế dự kiến tăng 18%, lên hơn 215,7 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch dư nợ cho vay và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp dự kiến tùy theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 2,2%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng nhẹ 11%, đạt 8.700 tỷ đồng, tỷ lệ CAR hơn 10%, ROE dự kiến đạt 20,63%, giảm nhẹ so với mức 21,51% đạt được trong năm 2022.

Quảng cáo

Cũng tại đại hội, HĐQT TPBank sẽ trình cổ đông bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2023-2028.

Theo đó, số lượng thành viên được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ mới là 6, trong đó có một thành viên độc lập. Danh sách ứng cử viên dự kiến có 4 thành viên thuộc HĐQT nhiệm kỳ cũ là ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch HĐQT), ông Đỗ Anh Tú (Phó Chủ tịch HĐQT), ông Lê Quang Tiến (Phó Chủ tịch HĐQT) và ông Shuzo Shikata – đại diện 4,51% vốn góp của SBI Ven Holding Pte. Ltd tại TPBank.

Bên cạnh đó, còn có hai ứng cử viên mới là bà Nguyễn Thị Mai Sương và bà Võ Bích Hà (ứng cử thành viên HĐQT độc lập).

Trong đó, bà Nguyễn Thị Mai Sương sinh năm 1961, có trình độ học vấn thạc sỹ kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà từng giữ vị trí Giám đốc NHNN chi nhánh TP Hà Nội (2009-2016) và Trưởng ban Hiệp Hội Ngân hàng (2016-2022), sau đó nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 7/2022 đến nay.

Bà Võ Bích Hà sinh năm 1967, là cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Hà đã có nhiều năm công tác tại BIDV và đảm nhiệm các vị trí quan trọng như Trưởng phòng quản lý vốn góp, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư, Trưởng ban Ban Kiểm soát. Bà nghỉ hưu theo chế độ từ tháng 12/2022 đến nay.

Về BKS, danh sách ứng viên bao gồm 3 thành viên là bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Thái Duy Nghĩa và bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lần đầu tiên 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam đều có tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ, hai nhà băng tư nhân sắp chạm mốc lịch sử

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của các ngân hàng do Nhà nước nắm quyền chi phối là BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank đều đã vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và tiếp tục bỏ xa các ngân hàng tư nhân.

Ngành ngân hàng 2025: Thách thức cũ và động lực mới Việt Nam sắp có ngân hàng tư nhân đầu tiên sở hữu tổng tài sản đạt mốc 1 triệu tỷ đồng

Lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng gì vào năm mới?

Khi 2025 đang nhận được nhiều kỳ vọng sẽ là năm bước ngoặt đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, các lãnh đạo ngân hàng từ Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đến MB đã đưa ra những kiến nghị quan trọng, tập trung vào tăng cường vốn điều lệ, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển tài chính xanh và hoàn thiện khung pháp lý...

Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh Lợi nhuận ngân hàng Vietcombank lập mức cao kỷ lục mới Hé lộ nhiều ngân hàng lợi nhuận tỷ đô

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Ngân hàng Nhà nước & định hướng điều hành 2025

Năm 2024 chứng kiến nhiều thách thức và cơ hội trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục biến động phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách một cách linh hoạt, từ việc ổn định tỷ giá, giảm lãi suất cho vay đến tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu, nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau báo cáo kinh doanh của các ngân hàng Nhiều ngân hàng ghi nhận lợi nhuận cả năm 2024 tăng mạnh Dự báo diễn biến nợ xấu ngân hàng năm 2025

Hành trình Sacombank vượt khó và gần 1 tỷ USD chờ chia

Sacombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam, đã trải qua gần một thập kỷ tái cơ cấu với vô vàn thách thức. Từ thương vụ sáp nhập với Southern Bank vào năm 2015, ngân hàng không chỉ gánh trên vai khối nợ xấu khổng lồ, mà còn phải ngừng chi trả cổ tức suốt gần 10 năm.

Sacombank báo lãi trong quý III/2024 Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

Ngân hàng bất ngờ giảm lãi suất huy động

Ngay trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Đáng chú ý, có một số nhà băng đã điều chỉnh giảm, trái với xu hướng liên tục tăng trong thời gian gần đây trên thị trường.

Giá vàng đi xuống khi Fed có thể chậm cắt giảm lãi suất Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ