Thị trường giao dịch hờ hững, 4 cổ phiếu Ngân hàng vẫn tiếp tục phá đỉnh

Thị trường giao dịch khá "ảm đạm" trong phiên đầu tuần nếu không xuất hiện lực đẩy phiên ATC ở một số mã Ngân hàng.

Thị trường giao dịch hờ hững, 4 cổ phiếu Ngân hàng vẫn tiếp tục phá đỉnh

Định vị thị trường

Phiên đầu tuần, chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong biên độ hẹp. Các chỉ số NIKKEI 225 (-0,96%), TWSE (-0,37%), KOSPI (-0,22%) đóng cửa trong sắc đỏ còn KLSE (+0,59%), STI (+0,29%) tăng điểm nhẹ.

Sau 1 tuần hồi phục, chỉ số VN-Index vẫn chưa có động lực để bứt phá khỏi mốc 1.270 điểm. Chỉ số tạm thời lùi bước với phiên giảm điểm nhẹ.

Chất xúc tác

Thanh khoản của thị trường vẫn tiếp tục trồi sụt qua từng phiên. Khớp lệnh của HOSE đã giảm hơn 23% xuống 453 triệu đơn vị và xuống dưới mức bình quân 20 phiên gần nhất.

Diễn biến này đang có phần trái ngược với việc cơ quan quản lý đang bơm ròng vào hệ thống. Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 86.562,98 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch hiện đang có 79.999,91 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 64.890 tỷ đồng tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường. Qua đó, lãi suất liên ngân hàng đã có sự giảm sâu trong những ngày cuối năm và đã xuống dưới 3%.

Khối ngoại mua ròng phiên đầu tuần.
Quảng cáo

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị ròng gần 360 tỷ đồng. Các mã STB (+156,72 tỷ đồng), CTG (+87,5 tỷ đồng), PDR (+70 tỷ đồng), HDB (+70 tỷ đồng), SSI (+50,8 tỷ đồng) được khối ngoại mua vào tốt nhất.

Vận động thị trường

Dòng tiền không có dấu hiệu bổ sung vào thị trường nên phần lớn thời gian giao dịch chỉ số VN-Index rất khó để bứt phá lên.

Những cổ phiếu Ngân hàng đã vượt đỉnh trong tuần trước chỉ dồn sức tăng trong phiên ATC. Nổi bật nhất là cổ phiếu HDB tăng trần dù giảm giá trong hầu hết thời gian khớp lệnh. Còn CTG (+0,26%), STB (+1,2%), LPB (+1,2%) cũng tiếp tục lập kỷ lục mới sau phiên ATC.

Tuy nhiên, tác động của 4 cổ phiếu Ngân hàng này cũng không được phản ánh rõ ràng khi BID (-2,3%), VIB (-1,5%), SSB (-1,2%) lại triệt tiêu thành quả. Chỉ số VN30 (+0,04%) đóng cửa trên tham chiếu trong khi VN-Index đóng cửa giảm 3,12 điểm xuống 1.272,02 điểm (-0,24%). Thanh khoản sàn đạt 527,66 triệu đơn vị, tương đương 11.597 tỷ đồng.

Sắc đỏ đã chiếm hơn 60% số mã trên HOSE và chỉ có chưa đến 25% mã tăng giá. Dù vậy, biên độ giảm của các cổ phiếu đều chủ yếu dưới 1% như YEG (-0,5%), DGC (-0,77%), DIG (-0,53%), VCI (-0,44%), HDG (-0,17%), DCM (-0,14%), HSG (-0,53%), VND (-0,78%), CSV (-0,11%), ORS (-0,35%)…

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index đóng cửa trái chiều. HNX-Index giảm 0,43% xuống 228,14 điểm với thanh khoản sàn đạt 42,43 triệu đơn vị, tương đương 662 tỷ đồng.

Còn chỉ số UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (+0,56%) lên 95 điểm. Thanh khoản sàn đạt 43,08 triệu đơn vị, tương đương 634 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Đóng cửa tại 1.266 điểm, chỉ số VN-Index tăng 12,11% trong năm 2024

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 đã kết thúc với trạng thái thanh khoản thấp. Sắc đỏ xuất hiện lấn lướt trên HOSE trong khi nhóm Ngân hàng cũng dịch chuyển dòng tiền một cách âm thầm.

Thị trường chưa vội nghĩ đến mốc 1.300 điểm Thị trường giao dịch hờ hững, 4 cổ phiếu Ngân hàng vẫn tiếp tục phá đỉnh

Tăng 13% năm 2024, VN-Index thuộc nhóm tăng trưởng cao

Với mức tăng 13% trong năm 2024, so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, thành tích của chỉ số VN-Index nằm trong nhóm tăng trưởng cao, cao hơn rất nhiều quốc gia châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Indonesia hay Hàn Quốc.

Chủ tịch VPBankS Vũ Hữu Điền kiêm nhiệm vị trí CEO Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chỉnh là cơ hội mua”