Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng, nhưng cần thận trọng hơn

Chuyên gia của Standard Chartered nhận định, với những thông điệp về việc ngân hàng giảm lãi suất, giải ngân cho lĩnh vực hạ tầng, cùng với đó là Trung Quốc mở cửa trở lại, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ bùng nổ hơn trong nửa sau của năm 2023.

Ảnh: LonelyPlanet
Ảnh: LonelyPlanet

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, cơ hội và thách thức đan xen, Việt Nam sẽ ưu tiên duy trì ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tích cực hội nhập quốc tế và thúc đẩy phát triển bền vững, tiếp tục là một trong những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nêu vấn đề trên tại tọa đàm “Triển vọng kinh tế, tài chính thế giới năm 2023 và tác động đối với Việt Nam”, do Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Standard Chartered phối hợp tổ chức ngày 28/2.

Bà Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đang đối mặt với không ít những cơn gió ngược, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại cũng đã có những tín hiệu tích cực nhất định từ các nền kinh tế lớn, ví dụ như sự phục hồi lao động ở Mỹ hay việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế.

Đồng quan điểm, ông Edward Lee, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực ASEAN và Nam Á thuộc ngân hàng Standard Chartered nhận định, năm 2023 đã khởi đầu tích cực hơn dự kiến. Kinh tế Mỹ đã phục hồi tốt hơn, khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tránh được một mùa đông khắc nghiệt, trong khi Trung Quốc đang mở cửa trở lại, điều này cũng nhanh hơn dự kiến.

Song, nền kinh tế toàn cầu vẫn có khả năng tăng trưởng chậm lại trong năm 2023 và đối mặt với một số rủi ro. Nửa cuối năm nay, dự báo kinh tế thế giới sẽ chạm đáy và bắt đầu phục hồi. Tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,5% (so với mức dự báo 3,4% từ năm 2022).

Hiện nay, các nền kinh tế lớn đều áp dụng chính sách thắt chặt định lượng với những đợt tăng lãi suất mạnh và sử dụng các chính sách tài chính hạn chế sẽ tác động tới tăng trưởng toàn cầu.

Quảng cáo

Hơn nữa, tuy lạm phát dự kiến sẽ ở mức trung bình, nhưng vẫn cao hơn mức trước COVID-19, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng nội địa. Khối lượng thương mại toàn cầu đã giảm vào cuối năm ngoái, cho thấy nhu cầu bên ngoài đang chậm lại.

2802-4473.jpg

Về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam tại ngân hàng Standard Chartered, nhận định với đà phục hồi năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng GDP ước đạt 7,2% trong năm 2023 và 6,7% trong năm 2024.

Dự kiến lạm phát năm 2023 tăng khoảng 6%, cán cân thương mại có thể được cải thiện. Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ đối mặt với các thách thức toàn cầu.

Kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2023 vẫn đối mặt với một số rủi ro vĩ mô như lạm phát, nợ công, khôi phục lòng tin, song triển vọng phục hồi tích cực vào nửa cuối năm. Triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực. Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Lý giải cho quan điểm của mình, ông Leelahaphan nói: “Năm 2022, thế giới đối mặt trước nhiều bất ổn ví dụ như xung đột Nga - Ukraina, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên, năm nay sẽ cần thận trọng hơn.

Năm 2022, Ngân hàng nhà nước (NHNN) tập trung chủ yếu vào việc duy trì sự ổn định nhưng năm nay là thời điểm NHNN sẽ chuyển sang trạng thái thúc đẩy phát triển kinh tế. Đã có những thông điệp về việc ngân hàng giảm lãi suất, giải ngân cho lĩnh vực hạ tầng, cùng với đó là Trung Quốc mở cửa trở lại. Do vậy, chúng tôi đưa ra những dự báo dè dặt trong nửa đầu năm, nhưng sẽ bùng nổ hơn trong nửa sau của năm 2023”.

Về triển vọng thị trường ngoại hối, ông Divya Devesh, Trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực ASEAN và Nam Á của ngân hàng Standard Chartered nhận định, hiện nay thế giới cần lưu ý 2 yếu tố: Thứ nhất, đồng USD vẫn là đồng tiền có lãi suất cao và tác động tới ngoại hối toàn cầu. Thứ hai, đánh giá khả năng suy thoái của Mỹ, dù hiện nay có tín hiệu tích cực song các thách thức có thể quay trở lại vào cuối năm 2023.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục

Vì sao suất đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng/km cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Du khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng vọt trong dịp nghỉ lễ tháng 10/2024

Số lượt đặt chỗ hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của du khách Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần của nước này đã phục hồi lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tăng sức hút du khách quốc tế bằng ẩm thực và văn hóa Việt Nam Trung Quốc tạo thuận lợi tối đa cho du khách nước ngoài thanh toán điện tử

Đường sắt cao tốc Bắc Nam 67 tỷ USD đi qua 20 tỉnh thành, những tỉnh nào được bố trí 2 ga?

Có 3 tỉnh được bố trí 2 ga để đảm bảo chạy tàu với tốc độ khai thác tối đa (320 km/h) chiếm 70-80% chiều dài giữa hai ga dừng (cự ly tăng tốc khoảng 7,2 km; cự ly giảm tốc khoảng 9,5 km).

Cổ phiếu đường sắt bất ngờ trở lại đường đua Cổ phiếu nào hưởng lợi từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?

Tuyến metro hơn 37.000 tỷ TPHCM chưa đủ điều kiện nghiệm thu, liệu có thể đưa vào vận hành thương mại đúng thời gian đã định?

Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, phần xây dựng theo thiết kế của dự án đã hoàn thành 99%. Chủ đầu tư metro số 1 được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ một số công việc để sớm đưa dự án vào khai thác thương mại.

Tất tần tật công nghệ xịn xò đằng sau tuyến metro 35.000 tỷ Nhổn - ga Hà Nội 3 ngày đón hơn 100.000 lượt khách, các sếp DN quản lý tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội nhận thù lao bao nhiêu?

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương, TP.HCM và tBình Phước đã có buổi khảo sát vị trí xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Hoàn thành tuyến đường hơn 800 tỷ nối Lạng Sơn về thẳng TP Hạ Long Kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt nối Tp.HCM với sân bay Long Thành (Đồng Nai) hơn 40.000 tỉ đồng

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Trong bản cập nhật báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, ADB đã giữ nguyên hầu hết các dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế trong khu vực so với báo cáo tháng Bảy.

ADB tăng cường hỗ trợ phát triển năng lượng sạch tại châu Á ADB chỉ ra yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hạ tầng ASEAN

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á