SHS đặt mục tiêu trở lại mức lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng trong năm 2023

CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 để thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 và xây dựng định hướng hoạt động cho năm 2023.

Doanh thu năm 2022 của SHS đạt 45,1% kế hoạch, tương ứng 1.547,7 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 9,7% kế hoạch, tương đương 197,3 tỷ đồng.

Trong năm 2022 hoạt động của Công ty vận động theo biến động của Thị trường chứng khoán và sự phục hồi của nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid. Công ty đã trải qua một năm 2022 đầy biến động, thăng trầm, lên xuống khó lường với nhiều kỷ lục của thị trường chứng khoán, kinh tế vĩ mô và quản trị điều hành cấp cao của Nhà nước đối với hoạt động chứng khoán; tất cả các hoạt động điều hành, quản trị, kinh doanh của Công ty bị tác động và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ.

Công ty giữ quan điểm thị trường chứng khoán trong năm 2023 sẽ có các cơ hội cũng như nhiều thách thức, ban lãnh đạo đưa ra giả định năm 2023 VN-Index đạt 1.120 đến 1.150 điểm với giá trị giao dịch bình quân khoảng 12.000 tỷ đồng/ phiên.

Trên cơ sở đó, SHS đặt kế hoạch doanh thu 1.942,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.103,4 tỷ đồng, bằng 125,5% và 559,2% so với thực hiện năm 2022.

Quảng cáo

Phát biểu tại Đại hội, ông Đỗ Quang Vinh – Chủ tịch HĐQT SHS cho biết để đạt được mục tiêu trên, SHS đặt kế hoạch hành động lấy lại vị thế trong Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới hàng đầu, mở rộng đội ngũ môi giới và nâng cao năng lực tư vấn đầu tư.

Bên cạnh đó, Công ty đẩy nhanh quá trình triển khai nghiệp vụ chứng khoán phái sinh, chuẩn bị đủ các điều kiện để có thể phát hành chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant).

Trước tháng 03/2023, Công ty chưa triển khai các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán phái sinh do thị trường chưa thuận lợi. SHS sẽ tiếp tục nâng cấp phần mềm lõi cơ sở tăng cường trải nghiệm khách hàng trên Mobile app và Webtrading, đảm bảo các hệ thống vận hành an toàn và bảo mật, kiểm thử thành công hệ thống KRX và sẵn sàng golive cùng kế hoạch của cơ quan quản lý.

Đối với hoạt động Tư vấn và Bảo lãnh phát hành, SHS tìm kiếm khách hàng thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau có khả năng tăng trưởng tốt trong trung và dài hạn, thiết lập hệ thống đối tác là các nhà đầu tư lớn, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện cho các thương vụ M&A, IPO đồng thời, tìm kiếm, tuyển dụng các chuyên gia hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự. Đặc biệt, đối với lĩnh vực đầu tư, Công ty chủ trương hiện thực hóa các khoản đã đầu tư và tìm kiếm các danh mục đầu tư an toàn, hiệu quả và tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư giá trị phù hợp.

Chia sẻ thêm tại đại hội, ông Vũ Đức Tiến, Tổng Giám đốc SHS cho biết xu hướng hiện tại của thị trường chứng khoán là chưa thực sự rõ ràng. SHS hiện đang theo dõi và bám sát diễn biến thị trường. Nếu quý 3 và quý 4 khởi sắc, Công ty sẽ đẩy mạnh các hoạt động môi giới, đầu tư, dịch vụ chứng khoán. Mục tiêu của SHS không những trở lại Top 10 mà còn hướng tới top 3 thị phần môi giới trên HOSE.

Trả lời các lo lắng của cổ đông về mảng trái phiếu và rủi ro từ cho vay margin các cổ phiếu Bất động sản trong năm 2022, ông Tiến cho biết SHS có quan điểm thận trọng và không có liên quan đến các trái phiếu không đảm bảo thời gian qua. Danh mục trái phiếu của SHS là gần 2.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng không quá lớn so với quy mô vốn chủ sở hữu là 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, các khoản cho vay với một số cổ phiếu như NVL, HPX đều được xử lý hết và không phát sinh thiệt hại.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu