Sacombank chi nghìn tỷ đồng tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp

Sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp là động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, để có thể ổn định và mở rộng sản xuất, doanh nghiệp cần được tiếp cận nguồn vốn đủ và kịp thời với mức chi phí hợp lý.

Sacombank liên tục triển khai các chương trình ưu đãi về vốn hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh
Sacombank liên tục triển khai các chương trình ưu đãi về vốn hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh

Điều này càng trở nên cấp thiết khi những tác động của đại dịch COVID-19 vẫn còn dư âm và các xung đột địa chính trị trên thế giới vẫn đang làm mất cân bằng chuỗi cung ứng toàn cầu.

Động lực cốt lõi cho sự phục hồi

Trải qua một năm nhiều biến động, cộng đồng doanh nghiệp Việt vẫn không ngừng nỗ lực phục hồi và giữ vững đà phát triển, góp phần tạo nên thành quả ấn tượng cho nền kinh tế nước nhà. Bằng chứng là tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đã lập kỳ tích khi chỉ số GDP ước đạt 8,02%, mức tăng trưởng kỷ lục kể từ năm 2011.

Tuy nhiên, trên chặng đường duy trì thành quả này, các doanh nghiệp đang gặp điểm nghẽn lớn khi việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân một phần vì thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường trái phiếu trở nên kém hấp dẫn khiến doanh nghiệp khó chủ động gọi vốn như trước đây, mọi nguồn cung vốn đều trông chờ vào kênh ngân hàng.

Phần khác, lãi suất cho vay từ các ngân hàng tăng từ quý 4/2022, khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SMEs vốn có hệ thống quản trị tài chính còn nhiều hạn chế càng khó tiếp cận vay vốn. Nhu cầu này càng trở nên bức thiết khi các nền kinh tế trên thế giới đang bắt đầu chạy đà cho một năm tài chính mới, rất nhiều cơ hội giao thương được mở ra và doanh nghiệp cần được “nạp” đủ nguồn lực để nắm bắt kịp thời.

“Bơm vốn” ưu đãi tiếp sức doanh nghiệp

Thấu hiểu tình hình này, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong tiếp cận vốn như: Triển khai chương trình cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng; triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất cho một số nhóm, ngành lĩnh vực; giãn, hoãn thời gian nộp một số khoản thuế;… Và để góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định nguồn vốn của Chính phủ, sự đồng hành, hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng được xem là điều kiện tiên quyết.

Quảng cáo

Ý thức được vai trò là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, Sacombank đã kịp thời đem đến các giải pháp tài chính cấp thiết.

Điển hình như trong năm 2022 vừa qua, ngân hàng đã triển khai nguồn vốn 5.000 tỷ đồng nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, đối với những khoản vay mới hoặc ngắn hạn bằng VNĐ, mức lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp chỉ từ 5,5%/năm.

Tiếp theo đó, đầu năm 2023, mặc dù mặt bằng lãi suất tăng cao, Sacombank vẫn dành nguồn ưu đãi 5.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn để thanh toán hàng nhập khẩu, làm hàng xuất khẩu với lãi suất cho vay tối thiểu chỉ 7,5%/năm.

Hay mới đây, trong chương trình Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp khu vực TP.HCM 2023, Sacombank đã tiếp tục tham gia ký kết hợp đồng tín dụng, dành tổng nguồn vốn 1.000 tỷ đồng với mức lãi suất giảm bình quân khoảng 2,5%/năm và mức lãi suất giảm cao nhất 4.4%/năm so với lãi suất thông thường để tháo gỡ khó khăn về vốn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Là một trong những khách hàng vay vốn thành công trong đợt hỗ trợ lãi suất giảm 2,5%, ông H.N, chủ một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sạch tại TP.HCM, cho biết: "Chi phí vốn được giảm 2,5%/năm đã giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính kịp thời để đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, với mức lãi suất ưu đãi, công ty cũng tiết kiệm một khoản kha khá, có thể tận dụng để nâng cao phúc lợi, củng cố tinh thần gắn bó cho đội ngũ công nhân của công ty”.

Song song với hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt thách thức về vốn, Sacombank duy trì triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi về phí, các công cụ tài chính hiện đại, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền và nhanh chóng hội nhập với xu thế tài chính số trên thế giới. Nổi bật là combo dịch vụ tài khoản chuyên biệt. Với combo này, ngân hàng áp dụng mức phí hấp dẫn, đồng thời miễn phí quản lý tài khoản, phí giao dịch eBanking/ tại quầy, phí chi lương, phí thường niên thẻ cho nhiều nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Ngoài ra, một loạt giải pháp số hóa đã được Sacombank triển khai như: Mở tài khoản doanh nghiệp trực tuyến bằng định danh điện tử (eKYC), quản lý dòng tiền “Thu đa kênh - Chi hiệu quả” giúp doanh nghiệp dễ dàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền; Chi lương trong/ngoài hệ thống đến 5.000 nhân viên/lệnh chi tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động thực hiện chi lương vào mọi lúc, mọi nơi cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí cho công tác trả lương; Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian đăng ký sử dụng và thông báo phát hành, hạn chế tối đa tình trạng nộp chậm báo cáo…

Năm 2023, nền kinh tế được dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức như việc tăng lãi suất từ FED, thiếu hụt năng lượng, hoạt động sản xuất chững lại… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có triển vọng tăng trưởng bắt nguồn từ đà phục hồi và phát triển kinh tế năm 2022, quá trình chuyển đổi số nhanh và các hiệp định kinh tế, giao thương đang có hiệu lực.

Do đó, những chia sẻ của ngành ngân hàng đối với doanh nghiệp là hết sức cần thiết trong giai đoạn này. Kỳ vọng rằng, với hành động cụ thể của các ngân hàng thương mại nói chung và Sacombank nói riêng, doanh nghiệp sẽ có thêm lực đẩy mới để tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, vững vàng vượt qua thách thức để phát triển sản xuất, kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Tỷ giá USD/VND có thể tăng 4% trong năm nay

Chuyên gia nhận định diễn biến tỷ giá trong thời gian tới sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hai yếu tố chính bao gồm cung – cầu ngoại tệ, đặc biệt là các dòng vốn FDI, cán cân thương mại và kiều hối và xu hướng vận động của đồng USD trên thị trường quốc tế, thể hiện qua chỉ số DXY.

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ UOB: Tỷ giá VND tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn “Tỷ giá sẽ diễn biến tích cực hơn”

Lợi nhuận của LPBank tăng trưởng 10,2%

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

ĐHĐCĐ MSB: Chia cổ tức 20%, đang đàm phán với 2-3 đối tác bán TNEX Finance

Sáng nay, ngày 21/4, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB (mã MSB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 nhằm thảo luận một loạt các vấn đề quan trọng bao gồm kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch kinh doanh năm 2025, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn điều lệ,…

9 cổ đông nắm gần 34% vốn của MSB Rox Key Holdings đăng ký bán hơn 24 triệu cổ phiếu MSB MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance, mua lại một công ty chứng khoán

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11% Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18%

ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

Ngày 18/4, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Đại hội đã thống nhất thông qua tất cả các nội dung quan trọng, trong đó xác định mục tiêu tăng trưởng có chọn lọc, tập trung nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo hiệu quả kinh doanh gắn liền với kiểm soát rủi ro, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVCombank báo lợi nhuận trước thuế gần 70 tỷ đồng sau 6 tháng PVcomBank và những dấu ấn

Phó Thủ tướng: Không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng

Ngày 18/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3332/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.

Giá vàng rời đỉnh do hoạt động chốt lời Giá vàng thế giới đột ngột sụt giảm Xô đổ mọi kỷ lục, giá vàng SJC tăng lên 120 triệu đồng/lượng

VietABank báo lợi nhuận quý I đạt 353 tỷ đồng, tăng trưởng 42,5%

Ngân hàng TMCP Việt Á – VietABank vừa công bố BCTC hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 353 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ năm trước.

8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

PGBank báo lợi nhuận quý I giảm 17%

Dù các mảng kinh doanh chính đều tăng trưởng, PGBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý I/2025 đạt 96 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng.

PGBank đạt 76% mục tiêu lợi nhuận trong năm 2024 PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025

“Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế vừa là cơ hội, vừa là áp lực với ngân hàng Việt”

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế được xem là bước đi chiến lược để Việt Nam thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng tầm vị thế tài chính. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam đang đối mặt không ít rào cản về khung pháp lý, năng lực hạ tầng và áp lực cạnh tranh, đòi hỏi một lộ trình bài bản, thận trọng và đột phá chính sách.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Xây trung tâm tài chính quốc tế: Cần cơ chế đột phá và hành động cấp tốc

Việt Nam đang đứng trước cơ hội chiến lược để hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, để không bị tụt lại trong cuộc đua khu vực, các chuyên gia cho rằng cần khẩn trương cải thiện thể chế, hoàn thiện hạ tầng và thiết lập cơ chế kết nối xuyên biên giới, nhằm thu hút dòng vốn toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất thí điểm thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Đà Nẵng Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản hồi kiến nghị vay ngoại tệ của EVN