Quỹ đầu tư cổ phiếu nào có hiệu suất tốt nhất năm 2024?

Theo Fiin Group, năm 2024 có 41/66 quỹ đầu tư cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với VN-Index (+12,1%), trong đó, Quỹ Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital dẫn đầu với mức tăng trưởng 34% nhờ phân bổ tỷ trọng lớn vào các cổ phiếu ngân hàng và công nghệ.

Quỹ đầu tư cổ phiếu nào có hiệu suất tốt nhất năm 2024?
Ảnh minh họa

Các quỹ cổ phiếu có hiệu suất vượt trội so với VN-Index

Báo cáo về hoạt động của các quỹ đầu tư tại Việt Nam năm 2024 vừa được FiinGroup công bố cho thấy, trong năm qua nhóm quỹ cổ phiếu đạt mức tăng trưởng vượt trội 20% (trong khi VN-Index tăng 12,1%), tuy nhiên hiệu suất trung bình ở mức thấp hơn (10,3%) trong khung thời gian 5 năm và âm -0,8% trong giai đoạn 3 năm, chủ yếu do khoản lỗ lớn vào năm 2022.

FiinGroup đánh giá điều này phản ánh sự thiếu ổn định của nhóm quỹ này trong dài hạn, nhưng mức hiệu suất trung bình 10,3% trong 5 năm là tương đối ổn.

Nguồn: FiinPro-X Platform.

Theo thống kê của FiinGroup, có 41/66 quỹ đầu tư cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với VN-Index (+12,1%) trong năm 2024 nhờ hiệu suất tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm. Tuy nhiên, hiệu suất của đa số các quỹ kém đi rõ rệt trong nửa cuối năm 2024, khi thị trường ở trạng thái đi ngang với thanh khoản giảm sút và chịu áp lực bán ròng tiếp tục từ khối ngoại.

Trong đó, quỹ Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital (VMEEF) – quỹ mới được thành lập từ năm 2023 dẫn đầu với mức tăng trưởng 34% nhờ phân bổ tỷ trọng lớn vào các cổ phiếu ngân hàng và công nghệ (FPT, FOX). Tiếp đến là quỹ Tăng trưởng Dài hạn Việt Nam (VFMVSF) với mức tăng 29,7% - mức hiệu suất cao nhất của quỹ kể từ khi thành lập (2021) và xét cho khung thời gian 5 năm, quỹ này đạt hiệu suất khá cao với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt +15,3%.

Quỹ Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường VinaCapital (VESAF) và quỹ Đầu tư Lợi thế Cạnh tranh Bền vững SSI (SSI-SCA) cũng duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm ổn định ở cả khung thời gian ngắn và dài.

Nguồn: FiinPro-X Platform.

Trong khi phần lớn các quỹ cổ phiếu tăng trưởng tốt trong năm 2024, nhưng hiệu suất kém ổn định khi xét dài hạn 3-5 năm thì các quỹ đầu tư trái phiếu lại ghi nhận hiệu suất ổn định trong cả trung và dài hạn.

Cụ thể, các quỹ đầu tư trái phiếu tiếp tục có hiệu suất ổn định trong năm 2024 với 19/23 quỹ trái phiếu có mức sinh lợi cao hơn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của Vietcombank (4,6%). Trong đó, quỹ TCBF tiếp tục đứng đầu với hiệu suất vượt trội so với mặt bằng chung (+13,7%), nhưng vẫn thấp hơn so với hiệu suất năm 2023 (+32,16%). Đứng thứ hai là quỹ Trái phiếu MB (MBBOND) với hiệu suất tăng 8,3%.

Ngược lại, quỹ Trái phiếu lợi tức cao HD (HDBond) là quỹ trái phiếu duy nhất có hiệu suất âm (-0,3%) với danh mục phân bổ 44,4% vào trái phiếu, 13,7% vào cổ phiếu và phần còn lại chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi. Trong đó, trái phiếu của VietCredit và cổ phiếu thuộc Tập đoàn Vingroup chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục của HDBond.

Quảng cáo

Về dài hạn, FiinGroup cho rằng hiệu suất nhóm quỹ đầu tư trái phiếu khá tích cực khi lợi nhuận đều tốt hơn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng (5,3%) và lãi suất tiết kiệm 60 tháng (6,8%) của Vietcombank.

Nguồn: FiinPro-X Platform.

Tương tự, các quỹ cân bằng cũng ghi nhận hiệu suất tăng trưởng cao trong năm 2024, trong đó, nhóm có quy mô NAV lớn (trên 100 tỷ đồng) có hiệu suất tốt hơn so với các quỹ NAV quy mô nhỏ. Dẫn đầu là quỹ Cân bằng Chiến lược VCBF với mức tăng trưởng đạt 20,2%. Quỹ này phân bổ 61,6% vào cổ phiếu và 23,1% vào trái phiếu, nắm giữ tỷ trọng lớn ở cổ phiếu FPT, trái phiếu doanh nghiệp của MEATLife (MML) và Coteccons (CTD). Trong giai đoạn 5 năm, Quỹ Cân bằng Chiến lược VCBF tiếp tục duy trì hiệu suất khả quan với lãi suất kép trung bình hằng năm đạt 11%.

Dòng tiền đảo chiều vào ròng các quỹ trái phiếu, rút mạnh ở nhóm quỹ cổ phiếu

Về diễn biến của dòng tiền, trong năm 2024, các quỹ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu Việt Nam ở trạng thái âm năm thứ 2 liên tiếp, với giá trị rút ròng khoảng 13,8 nghìn tỷ đồng, tăng so với mức rút ròng 10,5 nghìn tỷ đồng của năm 2023.

Xét theo loại hình quỹ, nhóm quỹ thụ động ghi nhận rút ròng khoảng 30,6 nghìn tỷ đồng trong khi nhóm quỹ chủ động vào ròng 23,6 nghìn tỷ đồng.

Diễn biến dòng tiền quỹ theo năm. Nguồn: FiinPro-X Platform.

Xét theo chiến lược đầu tư, dòng tiền đảo chiều vào ròng mạnh ở các quỹ trái phiếu với giá trị gần 12,9 nghìn tỷ đồng sau 3 năm rút ròng. Xu hướng dòng vốn quay trở lại nhóm quỹ trái phiếu cũng diễn ra trên diện rộng, ghi nhận ở 14/23 quỹ nhưng tập trung phần lớn ở quỹ Đầu tư Trái phiếu Techcom (TCBF) của Techcombank và quỹ Trái phiếu Việt Nam (DCBF) do Dragon Capital quản lý.

Theo FiinGroup, năm 2024 là năm nổi bật của các quỹ trái phiếu với dòng tiền ròng dương trở lại và hiệu suất ổn định (mặc dù một số quỹ khác vẫn chịu áp lực rút vốn nhẹ). Điều này phản ánh sự chuyển dịch ưu tiên của nhà đầu tư sang các sản phẩm an toàn và ít biến động.

Ngược lại, nhóm quỹ cổ phiếu ghi nhận rút ròng kỷ lục (-27,5 nghìn tỷ đồng), chủ yếu rút ròng ở nhóm quỹ thụ động (ETF DCVFMVN DIAMOND và Fubon FTSE Vietnam ETF).

Với hiệu suất vượt trội trong năm 2024 (nhờ danh mục nắm giữ có nhiều cổ phiếu ngân hàng), hai quỹ mở là VFMVSF và VMEEF có dòng tiền vào tích cực. Cụ thể, quỹ VMEEF của VinaCapital ghi nhận dòng tiền vào ròng liên tục kể từ tháng 11/2023 (lũy kế đạt hơn 1,4 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, dòng tiền vào ròng đột biến ở quỹ VFMVSF trong các tháng mà quỹ này có hiệu suất âm.

Mặt khác, các quỹ có quy mô NAV lớn như VEIL, Fubon FTSE Vietnam ETF, và ETF DCVFMVN DIAMOND lại chịu áp lực rút vốn mạnh từ nhà đầu tư, đặc biệt trong các tháng đầu năm.

Trong khi đó, nhóm quỹ cân bằng ghi nhận biến động không đáng kể về dòng tiền.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu