Đặt cược mọi loại tài sản đều rớt giá, một quỹ đầu tư "chân ướt chân ráo" ghi nhận tỷ suất sinh lời hơn 160%

Quỹ mới hoạt động được 1 năm của nhà quản lý quỹ Neal Berger đã đạt tỷ suất lợi nhuận ấn tượng, khi đặt cược vào việc Fed sẽ siết chặt chính sách tiền tệ.

Nhờ đặt cược đúng thời điểm thời kỳ tiền rẻ kết thúc, quỹ của một trader kỳ cựu đã ghi nhận tỷ suất lợi nhuận tăng 3 chữ số, 163%, trong năm đầu tiên hoạt động.

Sau khi điều hành bộ phận quản lý quỹ của Eagle’s View Capital Management trong 16 năm, nhà sáng lập Neal Berger đã quyết định thành lập một quỹ riêng cũng thuộc công ty này. Quỹ Contrarian Macro ban đầu được ra mắt với với nguồn vốn góp vào tháng 4/2021.

0-33-1024x683-14.jpg

Nhà quản lý quỹ Neal Berger.

Quỹ này đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ dỡ bỏ các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ sau cả 1 thập kỷ, ngay cả ở thời điểm các nhà hoạch định chính sách nhận định lạm phát cao chỉ là “tạm thời”. Ở thời điểm Fed “đảo ngược” lộ trình, Berger bắt đầu nhận cả nguồn vốn bên ngoài.

Berger cho hay: “Lý do tôi thành lập quỹ này là nhận thấy quan điểm chính sách của NHTW sẽ thay đổi 180 độ sự khác biệt lớn đó sẽ là ‘cơn gió ngược’ đối với mọi loại tài sản.”

Quảng cáo

Khoản đặt cược đã cho thấy mức độ hiệu quả khi giúp quỹ này đạt tỷ suất sinh lời 163% vào năm 2022, theo số liệu Bloomberg theo dõi. Trong khi đó, Berger từ chối bình luận về lợi nhuận của quỹ. Eagle’s View hiện có trụ sở tại New York, quản lý tổng cộng khoảng 700 triệu USD tài sản, với 200 triệu USD trong quỹ Contrarian Macro.

Cùng một số nhà quản lý quỹ phòng hộ vĩ mô, bao gồm Said Haider, Crispin Odey and Michael Platt của BlueCrest Capital Management, Berger đã đặt cược vào nền kinh tế để tăng lợi nhuận trong 1 năm hỗn loạn vừa qua, khiến các quỹ khác gặp khó khăn trong việc báo lãi.

Berger cho biết ông sử dụng hợp đồng tương lai để bán khống những cổ phiếu và trái phiếu mà ông cho là đã bị “thổi giá” sau nhiều năm NHTW triển khai các biện pháp kích thích tiền tệ.

Berger nói thêm: “19 nghìn tỷ USD các giao dịch trái phiếu chính phủ đều có lợi suất âm, sự bùng nổ của SPAC, tiền số và định giá các công ty tư nhân và đại chúng đều quá cao. Hơn nữa, Fed đã bơm quá nhiều thanh khoản vào thị trường, đầu tiên là để ứng phó với khủng hoảng tài chính và sau đó là Covid.”

Quỹ Contrarian Macro chủ yếu đặt cược giá xuống đối với các tài sản ở châu Âu và Mỹ, sử dụng biện pháp phòng hộ rủi ro, mang về khoản lãi trong các giai đoạn thị trường giao dịch tích cực hơn. Sau khi NHTW Nhật Bản mở rộng phạm vi mục tiêu lợi suất đối với trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, thì quỹ này đã thiết lập các vị thế bán khống với trái phiếu Nhật Bản và đặt cược đồng yen sẽ tăng giá.

Theo Berger, đây chỉ là giai đoạn khởi đầu cho giai đoạn thực hiện chiến lược carry trade (giao dịch chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong một cặp tỷ giá) quy mô toàn cầu của quỹ này, tức là sử dụng các loại tiền tệ có lãi suất thấp như đồng yen để mua đồng tiền khác có lãi suất cao hơn.

Berger cho biết ông dự định giữ các vị thế bán khống đang có trong nhiều năm. Theo ông, những biến động vẫn chưa kết thúc và mọi diễn biến tồi tệ chỉ khép lại sau khi giá tài sản đi ngang trong nhiều tháng.

Ông cho hay: “Bạn có thể nhìn thấy những biến động, những đợt leo thang, xuống dốc từ ngày này sang ngày khác, kéo dài hàng tháng. Nhưng ở bức tranh lớn hơn thì mọi thứ đang đi xuống. Diễn biến giá cuối cùng mới là điều quan trọng.”

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến