Quốc gia châu Âu bất ngờ xuất khẩu hàng hoá kỷ lục sang Trung Quốc, giới chuyên gia "vò đầu bứt tai" không hiểu tại sao

Hoạt động xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc bất ngờ tăng gấp 3 lần trong chưa đầy 1 năm. Song, vấn đề là ngay cả các chuyên gia cũng không hiểu động lực này đến từ đâu.

Quốc gia châu Âu bất ngờ xuất khẩu hàng hoá kỷ lục sang Trung Quốc, giới chuyên gia "vò đầu bứt tai" không hiểu tại sao

Cụ thể, hoạt động vận chuyển hàng hoá ra nước ngoài của Ý tăng vượt mức 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD) trong tháng 2, tăng 131% so với 1 năm trước đó. Tháng trước, mức tăng là 137%. Trong khi đó, Ý đã xuất khẩu khoảng 1 tỷ euro hàng hoá và dịch vụ sang nền kinh tế số 2 thế giới vào tháng 1/2022.

Sự bùng nổ này lại trở thành trường hợp khó lý giải trong điều kiện bình thường. Hiện tại, khi mâu thuẫn Nga - Ukraine nổ ra và chuỗi cung ứng bị xáo trộn khiến dòng chảy thương mại thay đổi mạnh mẽ, thì điều này lại càng thêm bí ẩn.

Đầu tiên, xét về bối cảnh chính trị, Ý có thể là quốc gia G7 duy nhất đã ký kết kế hoạch đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc là Sáng kiến Vành đai và Con đường. Tuy nhiên, những lợi ích kinh tế từ sự hợp tác này lại bị hạn chế kể từ năm 2019.

Hơn nữa, mối quan hệ ngoại giao dưới thời Thủ tướng Mario Draghi của Ý với quốc gia tỷ dân đã không còn sôi nổi. Người kế nhiệm ông - Giorgia Meloni, đã phát tín hiệu với các quan chức Mỹ rằng bà sẽ rút khỏi thoả thuận gây tranh cãi trên với Trung Quốc trước thời điểm cuối năm nay.

Yếu tố khiến số liệu xuất khẩu gần đây trở nên khó hiểu hơn là tất cả đều “nghiêng” về một lĩnh vực rất cụ thể, đó là dược phẩm. Hay nói chính xác hơn, các mặt hàng xuất khẩu từ Ý sang Trung Quốc chủ yếu bao gồm các sản phẩm hỗn hợp hoặc không pha trộn để phòng hoặc chữa bệnh, được đóng gói với liều lượng được tính toán cụ thể.

screen-shot-2023-05-15-at-153231-9281.png
Quảng cáo

Giá trị xuất khẩu của loại hàng hoá này đã tăng lên 1,84 tỷ euro trong tháng 2, từ 98,5 triệu USD của 1 năm trước đó. Dược phẩm chiếm gần 2/3 tổng lượng hàng hoá xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc.

Vậy nguyên nhân nào khiến xuất khẩu dược phẩm tăng đột biến?

Các phương tiện truyền thông của Ý suy đoán rằng nhu cầu của Trung Quốc với UDCA - hoá chất được sử dụng chủ yếu trong các loại thuốc điều trị bệnh gan, trong ngăn ngừa Covid-19 đã tăng vọt. Do đó, khi chiến dịch Zero Covid đột ngột khép lại và dịch bệnh lây lan nhanh chóng trên cả nước, thì dường như ai cũng cần đến loại thuốc này. Và xuất khẩu từ Ý bắt đầu tăng mạnh.

Tuy nhiên, nhu cầu đối với UDCA không thể lý giải được cho việc hoạt động xuất khẩu từ Ý sang Trung Quốc đạt kỷ lục.

Industria Chimica Emiliana, công ty của Ý, nhà sản xuất thuốc UDCA và các sản phẩm liên quan đến điều trị các bệnh về mật lớn nhất thế giới, có doanh thu hàng năm đạt khoảng 300 triệu euro. Con số này chỉ bằng 1 phần nhỏ so với mức tăng của hoạt động xuất khẩu dược phẩm từ Ý sang Trung Quốc.

screen-shot-2023-05-15-at-153244-9050.png

Ngoài ra, một điều bất ổn khác là, số liệu gần đây nhất của Trung Quốc cũng không cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy các sản phẩm này được “cập bến” đại lục hàng loạt. Xét về thời gian vận chuyển, các loại thuốc được vận chuyển đến Trung Quốc lẽ ra phải được tính vào dữ liệu thương mại tháng 4, song những con số không có sự thay đổi nào.

Theo Bloomberg, lý do hợp lý hơn có thể là sự dịch chuyển trong thương mại khu vực.

Peter Ceretti, giám đốc của Eurasia Group, người đã theo dõi vấn đề trên, cho hay: “Có khả năng là nhu cầu đối với thuốc từ Trung Quốc là lý do chính. Các nhà sản xuất dược phẩm lớn hơn của Ý đang vận chuyển càng nhiều sản phẩm ‘made in Italy’ càng nhiều càng tốt. Có thể một số doanh nghiệp đang chuyển thuốc của Đức và một số nước EU khác sang Ý để xuất khẩu sang Trung Quốc.”

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro