Hiện đang là thời điểm quan trọng của vụ Đông Xuân 2024-2025 – vụ lúa chính trong năm, nhu cầu sử dụng phân bón của người nông dân tăng cao.
Theo dự báo của AgroMonitor, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón tại đồng bằng sông Cửu Long trong niên vụ này đạt khoảng gần 900.000 tấn các loại. Trong đó, riêng phân urê chiếm khoảng 350.000 tấn, NPK chiếm khoảng 270.000 tấn, tăng nhẹ so với niên vụ năm trước.
Trước nhu cầu của thị trường, Phân Bón Cà Mau duy trì vận hành nhà máy Đạm Cà Mau tối ưu với công suất 110-115% công suất thiết kế, dự kiến đến giữa niên vụ sẽ cán mốc sản lượng 11 triệu tấn Urê, cùng hai nhà máy khác là NPK Cà Mau công suất thiết kế 300.000 tấn/năm, và nhà máy NPK Hàn Việt công suất thiết kế 360.000 tấn/năm.
Bên cạnh yếu tố sản lượng, sự đa dạng trong bộ giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng đã giúp Phân Bón Cà Mau vững vàng khẳng định uy tín là một trong những thương hiệu dẫn đầu ngành phân bón.
Danh mục sản phẩm phong phú, các loại phân bón đơn, như: Đạm Cà Mau, Urea Bio Cà Mau, N46.Plus Cà Mau, DAP Cà Mau, Kali Cà Mau 61, …
Phân bón NPK Cà Mau phức hợp 1 hạt – 1 màu công nghệ Poly Phosphate cùng các loại phân bón hữu cơ cao cấp OM CAMAU, giúp bà con nông dân khi sử dụng Phân Bón Cà Mau có thể dễ dàng chọn lựa theo đặc điểm dinh dưỡng của nhiều loại cây, thổ nhưỡng.
Đặc biệt, dòng sản phẩm NPK Cà Mau được sản xuất theo công nghệ Poly Phosphate (siêu lân hữu hiệu) của châu Âu, chứa hàm lượng Đạm – lân – Kali đồng đều trong mỗi hạt phân bón, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tối ưu và nhờ đó đạt kết quả mùa vụ như ý.
Công nghệ Poly Phosphate còn có ưu điểm giúp hạn chế cố định lân trong đất, gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Dòng sản phẩm NPK Cà Mau cũng là một trong những sản phẩm được bà con Tây Nam Bộ rất ưa chuộng và lựa chọn.
Nhằm giúp bà con tiếp cận nhanh chóng với thông tin mới nhất, PVCFC đã triển khai hàng loạt nội dung hướng dẫn bà con canh tác và sử dụng phân bón hợp lý ngay từ đầu vụ qua kênh online, trực tuyến thông qua hội thảo, hội nghị.
Tuy nhiên, tại thời điểm này cũng là mùa cao điểm, theo phản ánh của các nhà phân phối phân bón, đang phải mặt với nhiều khó khăn, thách thức về khách quan lẫn chủ quan như: Bán lấn vùng, đạp giá, thiếu phương tiện vận chuyển…
Trong chuyến làm việc mới đây của PVCFC với các nhà phân phối, đại diện PVCFC cam kết chia sẻ lợi ích cũng như khó khăn nếu nhà phân phối thực hiện đúng tôn chỉ bán hàng của doanh nghiệp.
PVCFC sẽ xem xét, hỗ trợ đảm bảo lợi ích của nhà phân phối và đảm bảo cung cấp đủ sản phẩm chất lượng cao với giá cạnh tranh, góp phần ổn định hoạt động sản xuất, canh tác cho nông dân Tây Nam Bộ.