Căng thẳng Nga – Ukraine đang làm nổi lên vai trò của châu Á và Trung Đông trong vị thế những nhà cung cấp các nguồn nhiên liệu như dầu diesel và xăng vốn rất quan trọng với hoạt động kinh tế toàn cầu.
Khi mà châu Âu và Mỹ đang quay lưng với các sản phẩm nhiên liệu của Nga, họ buộc phải tăng cường sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu đến từ Trung Đông và châu Á, theo trưởng bộ phận các sản phẩm năng lượng xử lý tại quỹ tư vấn FGE – bà Eugene Lindell.
Căng thẳng Nga – Ukraine đã tạo ra rất nhiều khác biệt giữa phương Tây và Nga, phương Tây không ngừng cắt giảm năng suất sản xuất các sản phẩm năng lượng trong những năm gần đây còn Nga vẫn tăng cường mở rộng quy mô sản xuất.
Chênh lệch này nhiều khả năng sẽ lớn dần theo thời gian. Ước tính sẽ có thêm khoảng 8 triệu thùng dầu được cung cấp thêm ra thị trường trong vòng 3 năm tới, châu Á sẽ tăng sản lượng nhiều nhất và châu Âu ít nhất, theo tính toán của Rystad Energy.
“Chúng ta sẽ thấy châu Á và Trung Đông trở thành nhà cung cấp nhiên liệu chính cho thế giới”, trưởng bộ phận năng lượng tại Rystad – ông Mukesh Sahdev phân tích.
Sự chững lại trong ngành khai thác năng lượng toàn cầu đã trở nên tệ hại hơn trong đại dịch COVID-19 khi mà nhiều nhà máy cũ bị đóng cửa bởi tình trạng phong tòa toàn cầu khiến cho nhu cầu dầu đi xuống.
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã mua thêm nhiều nhà máy năng lượng để đáp ứng cho nhu cầu dầu tăng cao, cùng lúc đó Mỹ và châu Âu tập trung vào dịch chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu sạch.
Hoạt động tiêu thụ các loại nhiên liệu như xăng hay dầu disel tại Mỹ và châu Âu sẽ phát triển lên cấp độ cao hơn trước châu Á, phó chủ tịch bộ phận tư vấn năng lượng tại quỹ S&P Global Commodity Insights trụ sở tại Singapore – ông Victor Shum phân tích. Nhiều nhà máy lọc dầu tại châu Á cũng đã được xây dựng bởi dự báo về nhu cầu các sản phẩm hóa dầu của khu vực sẽ lên cao.
Căng thẳng Nga – Ukraine và các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp với Nga liên quan đến nguồn cung nhiên liệu nước này đã khiến cho thị trường dầu thế giới bị bất ngờ. Trong bối cảnh này, bất kỳ sự gián đoạn nào bắt nguồn từ lý do kiểu như người lao động đình công hoặc đóng cửa nhà máy bất ngờ sẽ gây ra những tác động rất rõ ràng lên thị trường.
“Chính phủ các nước châu Âu và công dân của họ chật vật với tình trạng giá cả năng lượng leo thang quá cao đang không còn muốn quan tâm đến những mục đích dài hạn nữa” chuyên gia Lindell thuộc quỹ FGE phân tích.
Phương Tây đang cảm nhận rõ ràng tác động từ việc có quá ít nhà máy lọc dầu. Dự trữ dầu diesel của Tây Bắc Âu và sẽ rơi xuống mức thấp nhất tính từ mùa xuân năm nay, theo dự báo của Wood Mackenzie Ltd khi mà Liên minh châu Âu (EU) ngừng nhập khẩu dầu Nga bằng đường biển.
Trong khi đó, dự trữ dầu diesel và xăng tại bờ Đông nước Mỹ đang trở nên tệ hại hơn. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu các doanh nghiệp dầu bắt buộc phải dự trữ thêm nhiên liệu trong nước Mỹ. Tình trạng thiếu xăng dầu sẽ trở nên tê hại hơn trong mùa tiêu thụ cao điểm của nước Mỹ.