Phiên 28/3: Khối ngoại tiếp tục mua ròng 134 tỷ đồng, dàn trải trên diện rộng

VHM và HPG liên tiếp nằm trong danh sách mua ròng mạnh nhất của khối ngoại trên HoSE.

Phiên 28/3: Khối ngoại tiếp tục mua ròng 134 tỷ đồng, dàn trải trên diện rộng

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp đà tăng điểm 6 phiên liên tiếp. Chỉ số chính giao dịch khá khởi sắc, dòng tiền được cải thiện rõ rệt khi thanh khoản leo lên mức cao nhất trong vòng hơn 1 tháng. Tuy vậy, áp lực bán từ nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa đã khiến thị trường chìm trong sắc thái phân hóa. Về cuối phiên, đà tăng bị thu hẹp đôi chút.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng nhẹ 2,04 điểm (+0,19%) lên 1.054,29 điểm. HNX-Index giảm 0,91 điểm về 205,76 điểm và UPCoM-Index giảm 0,09 điểm về 75,58 điểm. Thanh khoản trên HoSE cải thiện với tổng giá trị giao dịch trên HoSE đạt 11.207 tỷ đồng; trong đó giá trị khớp lệnh đạt 9.715 tỷ đồng, tăng 13% so với phiên trước và là mức cao nhất kể từ 23/2.

Trong khi đó, nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp đà mua ròng 134 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, khối ngoại mua ròng với giá trị gần 129 tỷ đồng

VHM được mua ròng mạnh nhất sàn với giá trị khoảng 65 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách, HPG, VCB và DXG là những cổ phiếu được mua ròng khoảng 40 tỷ mỗi mã. CCQ FUEVFVND cũng được rót ròng 22 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, MSN bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 67 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cổ phiếu VNM, VPB bị khối ngoại bán mạnh với giá trị 44 và 43 tỷ đồng.

Quảng cáo
khoi-ngoai-283-300.png

Trên HNX, khối ngoại mua ròng khoảng 9 tỷ đồng

Tại chiều mua, IDC là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với 6 tỷ đồng. TNG, BVS, SHS... cũng được gom hơn từ vài trăm tới 1 tỷ đồng mỗi mã.

Ngược lại, cổ phiếu NVB, INN, bị bán ròng một vài trăm triệu đồng.

hnx-283-6933.png

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng nhẹ 4 tỷ đồng

Tại chiều bán, VTP và QNS bị bán mạnh nhất khoảng 2 tỷ đồng; xếp tiếp theo danh sách còn có VEA, VGT và VOC,...bị bán không đáng kể.

Trái lại, khối ngoại mua ròng ACV, BSR... với giá trị mỗi mã chỉ vài trăm triệu đồng.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu