Phải nghỉ Tết sớm, môi giới bất động sản đi chạy xe ôm, giao hàng kiếm tiền lo Tết

Thị trường bất động sản hiếm có giao dịch thành công, nhiều sàn môi giới cho nhân viên nghỉ Tết sớm. Theo đó, các môi giới đều phải đi tìm công việc tạm thời để lo Tết.

Môi giới phải nghỉ Tết sớm đi làm xe ôm, giao hàng

Kể từ quý 2/2022, thị trường bất động sản gặp nhiều tác động khiến nhanh chóng rơi vào trầm lắng và sụt giảm thanh khoản nghiêm trọng. Không ít nhân viên môi giới rơi vào cảnh “thất nghiệp” sát Tết. Để có tiền trang trải, nhiều người đã phải tạm thời đi chạy xe ôm, giao hàng…

Anh Hoàng Thương, môi giới bất động sản tại Hà Nội cho biết, trải qua nhiều tháng không có lấy một giao dịch thành công. Văn phòng môi giới anh làm việc cũng ngày càng vắng lặng nên giám đốc cho các nhân sự nghỉ Tết sớm, tạm thời đi tìm công việc khác kiếm tiền lo Tết.

“Không chỉ mình tôi không có giao dịch, đây là tình trạng chung của thị trường rồi. Cố làm tiếp môi giới để kiếm tiền Tết bây giờ là không khả thi, vì không có giao dịch, công ty cũng không có ngân sách để trả lương”, anh Thương nói.

Theo đó, anh Thương tạm thời đã chuyển sang đi làm xe ôm để kiếm tiền lo Tết. “Ngày nào chạy chăm chỉ tôi cũng được 500.000 đồng. Bây giờ thị trường khó khăn, phải đi nhặt tiền lẻ để trang trải được cuộc sống trước. Qua Tết nếu vẫn không khả quan tôi sẽ tính chuyển hẳn sang công việc khác”, người này chia sẻ.

Cùng hoàn cảnh, anh Nguyễn Tuấn, chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, mới chỉ tầm này cuối năm ngoái, môi giới chạy không hết việc, thậm chí có người còn tranh thủ dẫn khách xem nhà, đi ký hợp đồng buổi tối. Sang đến năm nay, thị trường trầm lắng, nhân viên môi giới tới văn phòng ngồi chơi cả ngày, không có nổi một người để tư vấn.

“Khác với mọi năm, năm nay thị trường ảm đạm, giá vẫn cao nên người mua chưa xuống tiền, thanh khoản gần như bị tắc. Mấy tháng trước, thi thoảng văn phòng của tôi còn có giao dịch chung cư và nhà trong ngõ từ người có nhu cầu thực. Càng về cuối năm, thị trường càng khó khăn hơn”, anh Tuấn nói.

Quảng cáo
dat-1-163429126849984139048-703.jpg

Vị này cũng cho biết, vì không có giao dịch, công ty không thể trả đủ lương cho mọi người. Anh cho nhân viên có thể tự ý nghỉ sớm để đi tìm công việc tạm thời trong giai đoạn này.

“Không có kinh phí trả đủ lương nhưng mọi người cũng hiểu và thông cảm. Đến tôi bây giờ cũng về nhà chạy giao hàng cho vợ bán hàng online, mỗi ngày cũng được vài trăm nghìn, coi như là có thu nhập”, anh Tuấn nói.

Thanh khoản vẫn là câu chuyện nhức nhối

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị mới đây khẳng định, thị trường bất động sản có biến động do chịu tác động của tình hình kinh tế vĩ mô, các kênh đầu tư khác không ổn định so với kênh đầu tư bất động sản, nguồn cung các loại bất động sản quá thiếu hoặc quá thừa so với nhu cầu, chính sách tài chính tín dụng cho bất động sản bị hạ thấp hoặc thắt chặt, thiếu sự can thiệp kịp thời, hợp lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản…Bộ trưởng dự báo, tình hình thị trường thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Đưa ra những nhận định về diễn biến thời gian tới, các chuyên gia cho rằng, sẽ tiếp tục có nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết ba tháng cuối năm thường là thời điểm sôi động của thị trường bất động sản nhưng do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, thị trường ba tháng cuối năm nay khả năng khó được như những năm trước. Đến năm 2023, cũng khó có khả năng ổn định, phát triển nếu dòng vốn không được khơi thông.

Ông Đính cho rằng, năm 2023, khi có room tín dụng mới sẽ giúp thị trường bất động sản tốt hơn so với hiện tại, nhưng sẽ không có chuyện “sốt đất” xảy ra như đầu năm 2022. Dòng tiền room tín dụng mới tuy không nhiều nhưng giúp thị trường có thêm giao dịch từ người mua nhà thực và các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.

“Khi nguồn vốn chính tiếp tục bị ảnh hưởng thì câu chuyện nhức nhối của thị trường vẫn là nguồn cung bất động sản tiếp tục khan hiếm. Do đó, room tín dụng năm 2023 chưa chắc đã giải quyết được vấn đề gốc rễ”, ông Đính nói. Vị chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản cuối năm 2022, và sang năm 2023 vấn đề nổi cộm vẫn là tiền, nguồn cung phù hợp và thanh khoản.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn