OPEC kêu gọi đầu tư thêm hàng trăm tỷ USD vào sản xuất dầu

OPEC khẳng định rằng ngành dầu mỏ toàn cầu sẽ cần đầu tư thêm ước tính khoảng 12,1 nghìn tỷ USD vào năm 2045 để có thể đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh năng lượng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC kêu gọi đầu tư thêm hàng trăm tỷ USD vào ngành năng lượng trong vòng 2 thập kỷ tới nhằm đáp ứng cho cái mà OPEC gọi là nhu cầu với nhiên liệu hóa thạch tăng bùng nổ trong khoảng thời gian từ nay đến giữa thế kỷ.

Trong báo cáo thường niên về các xu thế năng lượng, OPEC khẳng định rằng ngành dầu mỏ toàn cầu sẽ cần đầu tư thêm ước tính khoảng 12,1 nghìn tỷ USD vào năm 2045, tức là cao hơn 300 tỷ USD so với mức tính toán vào năm ngoái để có thể đáp ứng nhu cầu và đảm bảo an ninh năng lượng.

Theo nhận định của OPEC, nhu cầu dầu sẽ tăng cao hơn trong những năm tới và sẽ vẫn duy trì ở ngưỡng đó trong suốt 2 thập kỷ sắp tới, yếu tố chính đằng sau việc này chính là nhóm các nền kinh tế đang phát triển tăng trưởng mạnh và tăng trưởng dân số lên cao, chính vì vậy sẽ cần phải đầu tư thêm vào sản xuất dầu.

Khi mà thế giới chuẩn bị có cuộc hội nghị bàn về vấn đề khí hậu tại Ai Cập vào tháng 11/2022, nơi mà chính phủ các nước nhiều khả năng sẽ vận động giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhóm các nước sản xuất năng lượng này cho biết đầu tư vào hạ tầng sản xuất dầu đã giảm đáng kể đồng thời cảnh báo về tình trạng thiếu đầu tư mang tính chu kỳ, chính vì vậy sẽ dễ tạo ra cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng.

Tổng thư ký OPEC, ông Haitham al-Ghais, nhận xét: “Chúng ta cần phải đánh giá đúng vai trò mà mỗi nguồn năng lượng mang lại khi mà chúng ta đi tìm câu trả lời liên quan đến chi phí năng lượng, an ninh năng lượng và nhu cầu giảm khí thải. Tất cả mọi lựa chọn, giải pháp và công nghệ cần phải được tối ưu hóa”.

Lời kêu gọi mới nhất của OPEC cho thấy sự chia rẽ quan điểm ngày một lớn giữa nhóm nước đang phát triển vốn chủ yếu sản xuất dầu của thế giới, nhiều trong đó là thành viên OPEC với nhóm nước phương Tây giàu có tiêu thụ nhiều năng lượng. Chính phủ các nước phương Tây đang điều chỉnh lại trọng tâm nền kinh tế dịch chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch và hướng đến năng lượng tái sinh.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tổ chức tại Paris đại diện cho những nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, khẳng định cần phải ngừng đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch nếu thế giới muốn giữ tình trạng ấm lên toàn cầu ở ngưỡng kiểm soát được. Việc đốt nhiên liệu hóa thách sẽ thải ra hiệu ứng nhà kính, các chuyên gia và nhà khoa học cho rằng điều này là nguyên nhân của tình trạng ấm lên trên toàn cầu.

Trong tuần trước, IEA nhấn mạnh rằng nhu cầu nhiên liệu hóa thạch nhiều khả năng sẽ lập đỉnh ngay trong thập kỷ này khi mà cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ căng thẳng Nga – Ukraine leo thang khiến cho thế giới dịch chuyển nhiều hơn đến năng lượng sạch.

Nhu cầu tại Trung Quốc chững lại kết hợp với việc phương Tây dịch chuyển nhiều hơn khỏi nhiên liệu hóa thạch sẽ khiến cho tăng trưởng nhu cầu dầu chững lại và có thể sẽ lập đỉnh vào giữa thập kỷ tới, và rồi sau đó nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đi ngang trên toàn cầu, OPEC nhấn mạnh.

Đối với các nước thuộc OPEC, lời kêu gọi ngừng đầu tư mới vào dầu đã không ghi nhận đúng vai trò ngày một lớn dần của nhóm nền kinh tế đang phát triển trên kinh tế toàn cầu. Nhóm này dự báo dân số toàn cầu sẽ tăng ước tính 1,6 tỷ người trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2045, 96% trong đó tại các nước đang phát triển.

Việc nhu cầu dầu của nhóm các nước giàu có trong Tổ chức các nước hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã được bù đắp lại nhanh chóng bởi việc nhu cầu dầu tại các nơi khác trên thế giới tăng mạnh, OPEC nhấn mạnh. Nhu cầu trong nhóm nước ngoài OECD sẽ tăng ước tính 23,6 triệu thùng/ngày vào năm 2045, còn nhu cầu của OPEC sẽ giảm ước tính 10,7 triệu thùng/ngày.

Trong báo cáo công bố ngày thứ Hai, OPEC đã nâng dự báo nhu cầu dầu trong vòng 20 năm tới.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE