Ông Đỗ Quang Vinh rời “ghế nóng” tại SHB Finance

Ông Đỗ Quang Vinh không còn là Phó Chủ tịch Thường trực - Thành viên Hội đồng thành viên của SHB Finance kể từ tháng 6/2023.

Công bố thông tin từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết, kể từ ngày 9/6/2023, Công ty tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) không còn là tổ chức có liên quan với ông Đỗ Quang Vinh - Chủ tịch Hội đồng quản trị SHS và ông Lê Đăng Khoa - Thành viên Hội đồng quản trị SHS.

Theo đó, ông Đỗ Quang Vinh không còn là Phó Chủ tịch Thường trực - Thành viên Hội đồng thành viên của SHB Finance và ông Lê Đăng Khoa không còn là thành viên Hội đồng thành viên SHB Finance.

Lãnh đạo SHS rời khỏi “ghế nóng” SHB Finance sau khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) hoàn tất chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho đối tác Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG hồi cuối tháng 5 vừa qua.

Quảng cáo

Được biết, ông Đỗ Quang Vinh được bổ nhiệm làm Chủ tịch SHB Finance từ tháng 1/2021. Đến tháng 8/2021, ngân hàng mẹ SHB thông báo bán 100%vốn của SHB Finance cho đối tác Krungsri. Ông Vinh sau đó rời ghế Chủ tịch để làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thành viên.

Bên cạnh việc giữ ghế Chủ tịch HĐQT tại SHS, ông Vinh hiện còn là Phó Chủ tịch, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng SHB kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng Số; phụ trách Khối Marketing & Phát triển thương hiệu.

Liên quan đến giao dịch bán vốn, ông Vinh cho biết giao dịch này sẽ mang lại nguồn thặng dư đáng kể cho cổ đông SHB, tạo thêm nguồn lực để ngân hàng tăng cường năng lực tài chính và các yếu tố nền tảng, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở các phân khúc trọng tâm.

Về giá trị chuyển nhượng, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 tổ chức hồi tháng 4, ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB cho biết, nguyên tắc, thỏa thuận ký kết không cho phép ngân hàng công bố con số chi tiết nhưng con số là cao nhất trong số các thương vụ tài chính mà Việt Nam thoái vốn ra nước ngoài và truyền thông quốc tế đã tiết lộ con số chính xác về thương vụ.

Trước đó, phía Krungsri từng tiết lộ ngân hàng này sẽ chi 5,1 tỷ baht Thái, tương đương 156 triệu USD cho thương vụ, tức tương đương hơn 3.500 tỷ đồng.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu