Nhu cầu than thế giới trên đà suy giảm

Theo kế hoạch điện năng cho đến năm 2030, Nhật Bản sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và sẽ chứng kiến sự cắt giảm lượng điện sản xuất từ than và khí đốt.

Báo cáo mới đây của Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng độc lập ở Australia cho thấy các đối tác thương mại chủ chốt của nước này đang chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và giảm dần nhiệt điện than để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng và giá cả cao.

Báo cáo cho biết Nhật Bản, khách hàng mua than nhiệt lớn nhất của Australia, vào năm ngoái đã đưa ra cam kết thúc đẩy mục tiêu giảm phát thải năm 2030. Theo kế hoạch điện năng cho đến năm 2030, Nhật Bản sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và sẽ chứng kiến sự cắt giảm lượng điện sản xuất từ than và khí đốt.

Quốc gia này cũng đang tái cam kết với năng lượng hạt nhân và mở rộng quy mô điện gió ngoài khơi, pin, hydro và năng lượng Mặt Trời.

Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai của Australia, và Ấn Độ dự kiến sẽ đẩy mạnh khai thác nguồn than than trong nước để sử dụng vào mục đích phát điện.

Quảng cáo

Trong khi đó, châu Âu đang thay thế than của Nga bằng nguồn cung cấp từ Australia, Colombia, Mỹ và Nam Phi, và dự kiến sẽ tăng nhập khẩu than và sản xuất điện từ than trong thời gian tới.

Tuy nhiên, báo cáo nhận định, điều này sẽ không đánh dấu sự khởi đầu của một "thời kỳ phục hưng" cho nhiệt điện than ở châu Âu. Lo ngại gia tăng về an ninh năng lượng và giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao kỷ lục sẽ chỉ thúc đẩy quá trình chuyển đổi của châu Âu sang các nguồn năng lượng khác.

Cùng với đó, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh và Philippines, các thị trường tiềm năng khác của Australia, đã đề ra mục tiêu cắt giảm đáng kể lượng than nhập khẩu trong quy hoạch điện dài hạn.

Số liệu chính thức cho thấy xuất khẩu than của Australia chiếm gần 19% thương mại than nhiệt toàn cầu trong năm 2021, chủ yếu là từ bang New South Wales (NSW). Vào năm ngoái, chính quyền bang này cũng đã dự báo đà sụt giảm trong dài hạn của ngành công nghiệp chính của địa phương

Đồng tác giả báo cáo Andrew Gorringe nhận định, quá trình chuyển đổi đang tăng tốc ở châu Á có thể khiến lượng xuất khẩu than của Australia giảm nhanh hơn và gần với kịch bản "xấu nhất" mà Bộ Tài chính bang NSW đưa ra là xuống còn 0 vào năm 2042.

Ông Gorringe nhấn mạnh, trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng này, giá cao thậm chí sẽ còn làm giảm nhu cầu than dài hạn nhanh hơn.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed