Nhìn lại một năm bứt phá mạnh mẽ của thị trường tài chính Mỹ

Năm 2024 khép lại với những dấu ấn đáng nhớ trên thị trường tài chính Mỹ, khi chứng khoán, tiền mã hóa và vàng cùng nhau tạo nên một bức tranh đầy sôi động.

075824-chung-khoan-my-ngap-sac-do-sau-thong-bao-tang-lai-suat-cua-fed.jpg
Giao dịch viên làm việc tại Sở giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Đây là năm mà các nhà đầu tư được chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, bất chấp những thách thức kinh tế toàn cầu.

Chỉ số S&P 500 đã vươn lên mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng 24,3% trong năm, nối tiếp thành tích ấn tượng 24,2% của năm 2023. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998, chỉ số này đạt mức tăng trưởng trên 20% trong hai năm liên tiếp, với 57 kỷ lục mới được thiết lập.

Từ lần đầu đạt đỉnh vào ngày 19/1 đến những bước nhảy vọt trong suốt năm 2024, thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng minh sự ổn định và sức hút mạnh mẽ của mình, ngay cả khi đối mặt với những lo ngại về lạm phát và lãi suất cao.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Ngân hàng trung ương - Fed) đã đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này khi giảm lãi suất 3 lần trong năm 2024, giúp giảm bớt áp lực kinh tế và thúc đẩy thị trường. Tuy nhiên, kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất mạnh hơn trong năm 2025 đã không được đáp ứng hoàn toàn, khi Fed chỉ dự kiến giảm thêm hai lần trong năm tới.

Bitcoin – “Vua của tiền mã hóa" - đã có một năm bùng nổ với mức giá kỷ lục vượt mốc 100.000 USD, đạt đỉnh 108.000 USD vào tháng 12. Sự phục hồi này, đặc biệt sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, không chỉ đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Bitcoin mà còn khẳng định vị thế vững chắc của tiền mã hóa trong bức tranh tài chính toàn cầu. Dấu mốc cách đây hai năm Bitcoin còn chạm đáy dưới 17.000 USD sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX, khiến mức tăng trưởng hiện tại càng thêm ngoạn mục.

Quảng cáo
221217-bitcoin-tiep-tuc-phi-ma-lan-dau-vuot-moc-95-000-usd.jpg
Hình ảnh minh họa đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Vàng cũng tỏa sáng rực rỡ trong năm 2024, tăng 26,7% khi các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn trong bối cảnh chiến tranh và bất ổn toàn cầu. Với lãi suất giảm và trái phiếu kém hấp dẫn, vàng tiếp tục khẳng định vai trò là "nơi trú ẩn" của dòng tiền trong thời kỳ biến động.

Tỷ phú Elon Musk tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng toàn cầu, khi cổ phiếu Tesla vượt mốc 420 USD vào tháng 12 - thiết lập một kỷ lục mới. Trong khi đó, Nvidia, “gã khổng lồ” công nghệ dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), đạt doanh thu ấn tượng 91,2 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 39 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Với giá trị thị trường vượt 3 nghìn tỷ USD, Nvidia đã trở thành biểu tượng cho sự bùng nổ của ngành công nghiệp AI, tạo ra làn sóng cách mạng trong công nghệ toàn cầu.

Kinh tế Mỹ đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lần lượt đạt 1,6%, 3,0% và 3,1% trong 3 quý đầu năm nay. Dù đối mặt với lạm phát và lãi suất cao, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn vượt qua những dự báo bi quan, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, không phải tất cả các lĩnh vực đều chung một câu chuyện thành công. Thị trường bất động sản văn phòng tiếp tục gặp khó khăn, với tỷ lệ trống kỷ lục 20,1% do hình thức làm việc từ xa trở nên phổ biến sau đại dịch COVID-19.

Thị trường nhà ở cũng chững lại đáng kể, khi số lượng nhà bán ra trong 11 tháng đầu năm 2024 giảm xuống còn 3,73 triệu căn, thấp hơn nhiều so với 4,09 triệu căn của năm 2023. Nguyên nhân chính đến từ nguồn cung hạn chế và lãi suất vay cao, khiến người mua nhà ngần ngại.

Năm 2024 đã chứng minh sức hút mạnh mẽ của thị trường tài chính Mỹ với những kỷ lục lịch sử và sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, những vấn đề tồn đọng như bất động sản và nhà ở sẽ tiếp tục là bài toán cần lời giải trong tương lai, giữa bối cảnh thế giới tài chính không ngừng chuyển động.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục

Ngày 4/2, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm của nước này năm 2024 đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 12 liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới