Nhật công bố động thái mới trong đối đầu công nghệ căng thẳng hơn với Trung Quốc

Ước tính có khoảng 23 loại sản phẩm đã được phía Nhật bổ sung vào danh sách hạn chế xuất khẩu, trong đó có thiết bị cần thiết để sản xuất bảng mạch và thử nghiệm chip.

Mới đây, chính phủ Nhật đã quyết định đưa thiết bị sản xuất chất bán dẫn vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, động thái này khiến cho Tokyo như vậy có chung quan điểm với Mỹ trong việc ngăn Trung Quốc tiếp cận với công nghệ chip, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.

Ước tính có khoảng 23 loại sản phẩm đã được bổ sung vào danh sách, trong đó có thiết bị cần thiết để sản xuất bảng mạch và thử nghiệm chip.

Như vậy Trung Quốc sẽ khó nhập khẩu các công cụ sản xuất chip, theo nhận định của các chuyên gia ngành, động thái này của phía Nhật chắc chắn sẽ khiến cho Bắc Kinh có động thái phản ứng.

Giáo sư tại Viện Quốc tế Nhật bản (JIIA), ông Yoshiaki Takayama, nhận xét: “Việc sản xuất các thiết bị bán dẫn trình độ công nghệ cao sẽ không hề dễ dàng với Trung Quốc, ít nhất trong ngắn và trung hạn”.

Trong nhóm những thiết bị được đưa vào danh sách hạn chế phải nói đến thiết bị EUV vốn được sử dụng trong quá trình sản xuất những con chip có công nghệ cao nhất thế giới.

Động thái của phía Nhật trong việc hạn chế công nghệ sản xuất chip được đưa ra sau khi phía Mỹ siết chặt kiểm soát công nghệ chip cho Trung Quốc trong tháng 10/2023 với mục tiêu nhắm đến việc sử dụng chip trong các siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo.

Quảng cáo

Mỹ đồng thời kêu gọi Nhật và Hà Lan, hai nước cung cấp thiết bị sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới, đưa ra các động thái tương tự. Các biện pháp hạn chế mới nhất của Hà Lan dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 9/2023.

Doanh nghiệp sản xuất ASML của Hà Lan kiểm soát thị trường máy móc EUV còn Nhật là nơi tập trung các doanh nghiệp cung cấp công nghệ chip hàng đầu thế giới ví như Tokyo Electron và Screen Holdings.

Nhật cũng là nguồn nhập khẩu các thiết bị sản xuất chip rất lớn của Trung Quốc. Ước tính khoảng 30% nhập khẩu của Trung Quốc trong lĩnh vực này đến từ Nhật, theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC).

Các quy định kiểm soát xuất khẩu sẽ buộc các doanh nghiệp xuất khẩu thiết bị sản xuất chip của Nhật phải tăng cường trách nhiệm giải trình với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật. Một quy trình đơn giản hơn được cấp phép với khoảng 42 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Dù rằng đương đầu với nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu, các nhà cung cấp Nhật vẫn có cơ hội để xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc. Hoạt động bán các thiết bị sản xuất chip đời cũ từ Nhật sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng tốt. Phía Trung Quốc đã không ngừng tăng cường mở rộng việc sản xuất các loại chip này nhằm ứng phó với biện pháp hạn chế từ phía Mỹ.

Phía Nhật cũng không khỏi có những băn khoăn về việc Bắc Kinh sẽ phản ứng thế nào với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Vào tháng 5/2023, Trung Quốc công bố sẽ cấm việc sử dụng chip được sản xuất bởi công ty Micron Technology trong các hạ tầng quan trọng, động thái này được đánh giá là để phản bác lại chính sách của Washington.

Đồng thời cũng từ tháng 8/2023, Trung Quốc sẽ yêu cầu giấy phép xuất khẩu với một số loại khoáng sản vốn được sử dụng nhiều trong các sản phẩm bán dẫn và điện tử.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?