Nhận định về yếu tố sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ thời gian tới

Tâm lý lạc quan về khả năng kinh tế Mỹ có thể “hạ cánh mềm” đang giảm đi bởi lạm phát cao dai dẳng khiến cho Ngân hàng Trung ương Mỹ trở nên “cứng rắn”.

Nhiều chuyên gia đang dự báo về khả năng thị trường chứng khoán Mỹ sẽ có những đợt giảm điểm khi mà lợi nhuận doanh nghiệp xấu đi và nỗi sợ về khả năng lãi suất cao hơn đe dọa làm suy giảm các chỉ số chứng khoán Mỹ, theo kết quả khảo sát của Markets Live Pulse.

Theo Wall Street Journal, trong thập kỷ qua, nhìn chung các mùa công bố kết quả kinh doanh đều mang đến những đợt tăng điểm cho thị trường, theo khảo sát và tính toán của ngân hàng Deustche Bank AG.

Tuy nhiên cũng chính ngân hàng này dự báo mùa công bố kết quả kinh doanh tới sẽ khiến cho thị trường giảm điểm, theo ước tính của 55% trong tổng số 346 người trả lời khảo sát.

Tâm lý lạc quan về khả năng kinh tế Mỹ có thể “hạ cánh mềm” đang giảm đi bởi lạm phát cao dai dẳng khiến cho Ngân hàng Trung ương Mỹ trở nên “cứng rắn”.

Kỳ vọng vào khả năng lãi suất cao trong thời gian dài, kết hợp với lợi nhuận nhiều doanh nghiệp lớn như FedEx Corp cho đến Exxon Mobil Corp hay Nike đang gây tổn hại đến tâm lý thị trường sau khi thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh trong nửa đầu của năm.

“Thông tin kém lạc quan về lợi nhuận doanh nghiệp chắc chắn sẽ khiến cho thị trường khó tăng điểm”, trưởng bộ phận phân tích cổ phiếu tại quỹ Hargreaves Lansdown – bà Sophie Lund-Yates nhận định.

Yếu tố có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả lợi nhuận doanh nghiệp chính là các biện pháp siết chặt các điều kiện tài chính, theo nhận định của khoảng 42% các chuyên gia.

Hiện vẫn ngày một nhiều người dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong tháng 7/2023. Số liệu công bố vào ngày thứ Sáu cho thấy mức lương hạ nhiệt đà tăng, tuy nhiên tăng trưởng mức lương tháng 6/2023 chững lại.

Quảng cáo

Tình trạng suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc S&P 500 dự kiến sẽ chỉ dừng lại từ sau quý 3/2023, theo kết quả khảo sát của khoảng 48% những người trả lời.

Các chuyên gia phân tích trong khi đó dự báo tăng trưởng lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu (EPS) của nhóm doanh nghiệp trong chỉ số sẽ hồi phục trở lại trong 3 tháng cuối cùng của năm, theo tính toán của Bloomberg Intelligence.

Mùa công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ sẽ chính thức khởi động vào ngày 14/6/2023 với JP Morgan Chase, Citigroup và Wells Fargo. Ước khoảng 53% người tham gia khảo sát dự báo lợi nhuận tại nhóm các ngân hàng cho vay trên sẽ giảm đi, mùa công bố kết quả kinh doanh dự kiến sẽ xác nhận cho xu thế sụt giảm lợi nhuận của ngành và đồng thời gây ảnh hưởng đến cổ phiếu ngân hàng.

“Nếu các doanh nghiệp không thể có kết quả kinh doanh quý 3 và quý 4/2023 đạt kỳ vọng, thị trường chứng khoán Mỹ có thể chịu ảnh hưởng mạnh”, trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu tại ngân hàng Saxo Bank A/S – ông Peter Garny phân tích.

Cổ phiếu công nghệ nhận được nhiều sự quan tâm, định giá cổ phiếu đã tăng mạnh sau khi chỉ số Nasdaq 100 tăng 39% trong nửa đầu năm nay.

Trong khi sự tăng điểm của cổ phiếu công nghệ được hỗ trợ bởi sự lạc quan của nhà đầu tư về trí tuệ nhân tạo, hơn 70% những người trả lời khẳng định tác động của AI lên lợi nhuận của doanh nghiệp công nghệ đang bị thổi phồng quá đáng.

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đang dẫn đầu làn sóng AI ví như Nvidia hay Microsoft vốn dễ chịu tổn thương từ áp lực bán của nhà đầu tư nếu kết quả kinh doanh của họ làm nhà đầu tư thất vọng.

“Lợi suất cao sẽ gây ra áp lực lớn lên nhiều loại tài sản ví như cổ phiếu công nghệ. Chúng tôi hoài nghi về lợi nhuận quý 3 và quý 4/2023 của doanh nghiệp Mỹ bởi kỳ vọng hiện nay khá sáng sủa”, trưởng bộ phận chiến lược tài sản và nghiên cứu tại quỹ Berenberg – ông Ulrich Urbahn phân tích.

Trong bối cảnh này, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cổ phiếu sẽ là dấu hiệu lạm phát hạ nhiệt, chi phí giảm.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên