Nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất kể từ đầu năm, VN-Index bứt phá

Sự chững lại của chứng khoán châu Á hay phiên nghỉ lễ của thị trường Mỹ lại là cơ hội để VN-Index vươn lên nổi bật. Điểm nhấn hôm nay là tiền ngoại có phiên mua ròng mạnh nhất kể từ đầu năm 2023.

Định vị thị trường

Nỗ lực đi theo sự vận động của xu hướng chứng khoán thế giới có thể đã bắt đầu xuất hiện từ các phiên gần đây. VN-Index sau phiên giao dịch 16/1 đã có những tín hiệu từ nhóm Ngân hàng với sự can thiệp từ cả 3 ông lớn Ngân hàng là BID, VCB, CTG và vẫn duy trì tỷ lệ các mã có xu hướng tăng dài hạn ở mức 14%.

Với các tín hiệu khởi sắc từ chứng khoán Mỹ và các chỉ số tiên phong tại khu vực, nhà đầu tư nội sẽ có thêm cơ sở cho niềm tin. Ở phiên 16/1, thị trường Mỹ nghỉ lễ ngày Martin Luther King. Các chỉ số chứng khoán châu Á có biến động trái chiều trong phần lớn thời gian của phiên 17/1.

Chất xúc tác

Các quỹ ETFs nội ở phiên hôm qua vẫn nhận được tiền nội trong đó E1VFVN30 nhận được 5,4 triệu USD, FUEVFVND nhận được 1,6 triệu USD, còn FUESSVFL nhận được 0,2 triệu USD. Trong vòng 1 tuần trở lại đây, E1VFVN30 (+13,2 triệu USD) là quỹ nhận được tiền nhiều thứ 2 sau Van Eck (+30,8 triệu USD).

bsc171a20230117172317-3603.png Nguồn BSC.

Rổ VN30 vẫn đang là "thỏi nam châm" hút tiền ngoại bởi ngoài việc mua vào chứng chỉ quỹ ETF nội thì các quỹ cũng duy trì các hoạt động mua trực tiếp các cổ phiếu trong rổ. Theo thống kê, phiên hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng 89,07 tỷ đồng VN30 nâng giá trị mua ròng VN30 từ đầu năm lên trên 2.500 tỷ đồng.

Một thông tin cũng đáng chú ý với VN30 là trong ngày 16/1, HOSE đã công bố các thay đổi cho VN30, VN-Finlead. Đáng chú ý, VN30 sẽ được thêm BCM và loại KDH khỏi rổ danh mục và điều này chắc chắn sẽ tạo nên xáo trộn cho hoạt động giao dịch của E1VFVN30 trong thời gian tới.

Quảng cáo

Vận động nhóm ngành

Nếu như các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết chững lại ở phiên hôm nay thì VN-Index lại tận dụng cơ hội này để bắt nhịp khá tốt. VN-Index cuối phiên sáng tăng khoảng 7 điểm và tăng tốc mạnh mẽ trong phiên chiều.

khoingoai171a20230117170507-2965.png

Tiền ngoại trong phiên sáng nay chỉ mua ròng khoảng 175 tỷ đồng với VN30 nhưng đã dồn dập tung vào trong 1 tiếng rưỡi giao dịch của phiên chiều. Tới cuối phiên, VN30 đã nhận về tổng cộng 530 tỷ đồng, tương đương 67% tổng giá trị giải ngân trong cả phiên.

hose-2023-01-1720230117170448-3787.png

Các cổ phiếu trong rổ VN30 như HPG (+6,91%) tăng trần, SSI (+5,15%), VRE (+4,74%), VJC (+3,08%), GVR (+3,62%) đều phản ứng rất tích cực, không chỉ còn giới hạn ở các mã Ngân hàng như phiên hôm qua. Nhóm này vẫn tiếp tục thể được vai trò thủ lĩnh của thị trường với BID (+0,6%), VCB (+2,4%), CTG (+2%) đều tăng giá còn MBB (+4,9%), TPB (+4,5%), STB (+4,1%), TCB (+3,2%), VIB (+2,7%), HDB (+2,1%) cũng vào cuộc đua giá.

Những hậu thuẫn của thị trường đã được thể hiện nên tâm lý cũng đã không bị kìm nén ở các nhóm ngành khác. Nhóm Thép, HSG và NKG đều tăng trần theo sự phát động của HPG. Nhóm Chứng khoán có VND (+6%), FTS (+6,6%), HCM (+1,92%), VIX (+4,83%).

Nhóm Đầu tư công, Thủy sản và Dầu khí với nhiều điểm sáng từ tuần trước cũng không bỏ lỡ cơ hội nới rộng thành quả giao dịch: HHV (+6,84%), VCG (+1,99%), PVD (+4,75%), CII (+5,04%), LCG (+5,43%), IDI (+2,75%).

Kể cả nhóm ngành đang gặp bất lợi như Bất động sản cũng có phản ứng mạnh với tín hiệu dẫn dắt: DRH và HBC tăng trần còn DIG tăng 4,03%.

VN-Index chốt phiên tăng 21,61 điểm lên 1.088,29 điểm (+2,03%). Độ rộng của HOSE khép phiên đạt tỷ lệ các mã tăng giá là 76%. Giá trị giao dịch vượt trên mức bình quân 1 tháng đạt 11.752 tỷ đồng cho thấy sự sôi động đã trở lại.

Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index tăng lần lượt 2,03% và 1,04%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.400 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất