Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 6 phiên liên tiếp

Thị trường tiếp tục gặp khó về thanh khoản khi tiền ngoại rút ròng phiên thứ 6 liên tiếp trong khi các nhà đầu tư nội cũng không còn giao dịch sôi động sau các phiên chốt lời.

Định vị thị trường

Biên bản cuộc họp tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã có những tác động lên thị trường chứng khoán Mỹ. Cả 3 chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 đều giảm điểm nhẹ. Theo biên bản, phe diều hâu và bồ câu đạt được thỏa thuận và chọn tăng lãi suất thêm 25 bps, các nhà kinh tế của FED bắt đầu kỳ vọng vào một cuộc suy thoái kinh tế nhẹ ở Mỹ vào cuối năm nay.

Trong khi đó, 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn còn dư âm tích cực sau khi tỷ phú Warren Buffett tuyên bố tiếp tục đầu tư vào 5 doanh nghiệp trong nhóm Sogo Shosha của Nhật Bản. Lẽ ra VN-Index cũng cần phải hấp thụ thông tin này và đi theo chuyển động tích cực bởi sự hiện diện chặt chẽ của 5 doanh nghiệp này với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chuỗi phiên điều chỉnh nhẹ vẫn tiếp diễn và hiện chỉ số đã lấp hết khoảng "gap" của phiên 3/4 tuần trước.

Chất xúc tác

Về mặt thông tin, thị trường đã có khá nhiều sự hỗ trợ trong nước như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, hay các thông điệp giải cứu doanh nghiệp Bất động sản như NVL, DIG. Tuy nhiên, về mặt dòng tiền, sau 3 tuần tăng liên tiếp, dòng tiền đã bớt đi sự dồi dào.

Khối ngoại tính đến hết phiên hôm nay đã rút ròng 6 phiên liên tiếp và kéo giá trị mua ròng lũy kế từ đầu năm xuống còn hơn 4.600 tỷ đồng. Các mã bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất phiên hôm nay là VND (-67 tỷ đồng), HPG (-59 tỷ đồng), STB (-57 tỷ đồng), VCI (-41,32 tỷ đồng).

khoingoai134a-2831.png

Tiền ngoại rút lui còn tiền nội cũng không còn sự hỗ trợ như các tuần trước. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã tăng rất nhanh trong khoảng thời gian ngắn và hiện áp sát mức 5,5%/năm. Các biến số này đã dẫn đến thanh khoản của HOSE có chiều hướng suy yếu nhanh chóng, cả phiên hôm nay chỉ đạt 673 triệu đơn vị, xấp xỉ mức bình quân 20 phiên.

Quảng cáo

Vận động nhóm ngành

Thông tin chính sách đã phản ánh rất nhanh nhưng nhà đầu tư cũng dễ dàng hiện thực hóa lợi nhuận với các cổ phiếu Bất động sản ở phiên hôm nay. Các mã NVL (-3,65%), LDG (-6,93%), VHM (-2,13%), SCR (-2,71%), GVR (-1,5%), PDR (-1,06%) đều phải giảm giá.

Đây là điều đã được lưu ý từ phiên hôm qua khi các trạng thái phân hóa xảy ra khi các cổ phiếu Bất động sản vẫn còn khá nhiều trường hợp tích cực. Tới phiên hôm nay, ngoại trừ DIG (+1,16%), nhóm này hầu như không còn điểm sáng.

Các diễn biến điều chỉnh có thể sẽ không quá tiêu cực nhưng chắc chắn phe nắm giữ sẽ bị thử thách về mặt tâm lý trong các phiên tới. Đặc biệt, hiện tại các Bluechips cũng đang quay lại tạo sức ép lên thị trường.

Cả rổ VN30 có tới 22/30 mã giảm. Ngoài các cổ phiếu đầu ngành Bất động sản như VHM và NVL, VIC thì các mã VNM (-1,1%), MSN (-0,4%), VCB (-0,1%), HPG (-1,4%), FPT (-0,9%) đồng loạt giảm giá.

Trong rổ vẫn có một số gương mặt có động thái đi ngược như BID (+1,2%), STB (+1,3%), PLX (+0,5%), MWG (+0,7%) nhưng sự quyết liệt lại không được ghi nhận.

Các nhóm ngành Chứng khoán, Thép, Dầu khí, Vận tải biển và Cảng biển hầu hết cũng bị sắc đỏ chi phối. Tới cuối phiên, sắc đỏ bao phủ tới hơn 60% số mã trên HoSE.

vnindex134a-9745.jpg

VN-Index chốt phiên giảm 5,15 điểm xuống 1.064,3 điểm (-0,48%), thanh khoản sàn đạt 11.437 tỷ đồng. Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng biến động rất hẹp, lần lượt giảm 0,99% và tăng 0,25%. Giá trị giao dịch 2 sàn đạt chưa đến 2.000 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Nhiều nghiệp vụ ngân hàng đã được số hóa 100%

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, cho vay....

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

PVcomBank tiên phong tích hợp với Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID

Ngày 22/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) chính thức trở thành một trong ba ngân hàng thương mại đầu tiên được Trung tâm RAR lựa chọn triển khai thí điểm cung cấp giải pháp cấp Chứng thư số và Ký số trực tuyến thông qua Cổng ký số từ xa tập trung trên VNeID do Bộ Công an quản lý.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVcomBank và những dấu ấn ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới