Trong các động thái chính sách sắp tới, Fed sẽ có phải những cân nhắc điều chỉnh. Người tiêu dùng Mỹ mạnh tay chi tiêu trong tháng vừa rồi, chi tiêu bán lẻ tăng trưởng đến 3%.
Tiêu dùng Mỹ như vậy ghi nhận tháng tăng trưởng mạnh nhất trong gần 2 năm, như vậy có thêm bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ tốt hơn ở thời điểm đầu năm nay.
Bộ Thương mại Mỹ vào ngày thứ Tư công bố doanh số bán lẻ Mỹ trong khoảng thời gian tháng đầu của năm tăng trưởng tốt sau khi giảm trong 2 tháng cuối cùng của năm 2022 khi mà người tiêu dùng mạnh tay chi tiêu mua thiết bị, nội thất, quần áo và dịch vụ ăn uống.
Tăng trưởng việc làm lên mạnh ở thời điểm đầu năm nay. Giới chủ Mỹ tuyển dụng mới ước tính khoảng nửa triệu việc làm trong tháng 1/2023, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức thấp nhất trong 53 năm, Bộ Lao động Mỹ công bố.
Sản lượng của ngành sản xuất tăng 1% trong tháng 1/2022 sau khi giảm trong 2 tháng cuối cùng của năm, theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), lạm phát cao đồng thời cũng hạ nhiệt trong tháng 1/2023.
Tuyển dụng và tăng trưởng tiêu dùng cao có thể coi như những thành tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Fed tại Atlanta vào ngày thứ Tư công bố ước tính GDP Mỹ tăng trưởng 2,4% từ mức 2,2% theo công bố trước đó, nó phản ánh cho chi tiêu mới, sản lượng công nghiệp và dự trữ hàng tồn kho.
Từ tháng 3/2022, các quan chức thuộc Fed đã nâng mạnh lãi suất nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và hãm bớt tốc độ tăng giá, trong khi đó việc giá cả tăng trong thời gian gần đây không khỏi làm khó Fed trong chiến dịch làm giảm lạm phát vốn đã chạm mức cao nhất trong 4 thập kỷ vào năm ngoái.
Fed đang trong lộ trình nâng lãi suất vào tháng 3/2022, tăng trưởng kinh tế lên mạnh có thể khiến cho Fed điều chỉnh lãi suất lên cao hơn nữa.
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng điểm sau khi giảm điểm trước đó trong ngày giao dịch bởi nhà đầu tư đón nhận thêm báo cáo thông tin kinh tế tích cực. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 38,78 điểm lên 34.128,05 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 11,47 điểm còn chỉ số Nasdaq tăng 110,45 điểm tương đương 0,9%. Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng.
Doanh số bán lẻ tăng trưởng mạnh khi mà giá cả hàng hóa hạ nhiệt đáng kể sau khi tăng mạnh trước đó bởi lạm phát leo thang khi mà các yếu tố liên quan đến chuỗi cung ứng gặp vấn đề do nhu cầu tăng cao khi kinh tế mở cửa trở lại.
Giá cả các loại hàng hóa cốt lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng, trong tháng gần nhất tăng trưởng chỉ 1,4% so với mức tăng 7,2% đối với giá cả một số loại hình dịch vụ cốt lõi, trong đó có bao gồm giá năng lượng.
Trong khi lạm phát đã hạ nhiệt trong những tháng gần đây, lạm phát vẫn duy trì ở ngưỡng cao và có thể gây ra những tác động trái chiều lên chi tiêu khi mà giá cả tăng cao không khỏi đẩy tăng doanh thu bán hàng.
Không giống như nhiều báo cáo từ chính phủ, doanh số bán lẻ không được điều chỉnh với lạm phát, đồng thời nó phản ánh cho chênh lệch giá cả cũng như sức mua hàng hóa.
Kraft Heinz vào ngày thứ Tư công bố đã có lãi trở lại trong quý 4/2022 bởi hãng đã có thể bù lại được tác động từ lạm phát bằng việc tăng giá bán hàng hóa tại các cửa hàng. Kraft Heinz tăng giá bán hàng hóa thêm 15,2% trong năm 2022, nó phản ánh cho động thái tương tự tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và đồ ăn nhanh khác ví như Kellogg Co., Mondelez International và Conagra Brands. Krispy Kreme công bố họ chứng kiến nhiều người thậm chí mua bánh doughnut để làm quà Valentine.
Doanh số bán lẻ tháng 1/2023 phản ánh phong cách chi tiêu thay đổi của người Mỹ. Họ chi tiêu khá hạn chế vào các nhu yếu phẩm hàng ngày và đồng thời tăng cường chi tiêu vào nhiều loại mặt hàng lớn.
Doanh số bán lẻ nói chung tăng trưởng ở tất cả các hạng mục trong đó có ăn uống tại nhà hàng, kinh doanh xe ô tô, kinh doanh tại các trung tâm mua sắm, kinh doanh nội thất và bán lẻ thiết bị. Chi tiêu tại các nhà hàng và quán bar tăng đến 7,2%, mức tăng mạnh nhất tính từ tháng 3/2021. Ngược lại, doanh số bán hàng tăng nhẹ còn doanh số bán xăng đi ngang. Thời tiết ấm áp cũng khiến cho lượng người ghé thăm các cửa hàng nhiều hơn.