Nguyên nhân khiến Fed khó có thể tuyên bố chắc chắn về định hướng lãi suất đồng USD

Nhiều khả năng Fed sẽ không thể nói chính xác được về định hướng chính sách tiền tệ, lãi suất trong tương lai bởi những quyết định tiếp theo sẽ còn phụ thuộc vào dữ liệu của nền kinh tế.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang có kế hoạch hãm tốc độ nâng lãi suất lần thứ 2 liên tiếp và hiện đang tranh luận về việc cần nâng lãi suất cao đến đâu sau khi có thêm niềm tin vào khả năng lạm phát sẽ hạ nhiệt trong năm nay, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Họ sẽ có thể bắt đầu khẳng định về quan điểm này trong cuộc họp chính sách ngày 31/1 và 1/2/2023, nó cho thấy nhu cầu lao động, chi tiêu và lạm phát sẽ cần phải hạ nhiệt trước khi hãm tốc độ nâng lãi suất trong mùa đông năm nay.

Trong tuyên bố và các cuộc phỏng vấn trước công chúng, các quan chức thuộc Fed đã nói đến việc hãm tốc độ nâng lãi suất xuống mức chỉ còn 0,25 điểm phần trăm, vì vậy họ sẽ có thêm thời gian để đánh giá mức độ nâng lãi suất và tính toán xem đến khi nào cần dừng lại.

Các quan chức Mỹ khẳng định rằng sẽ cần phải quan tâm đến việc sẽ cần phải có thời gian để lãi suất cao gây ra đầy đủ tác động làm hạ nhiệt nền kinh tế sau khi mức độ nâng lãi suất chỉ còn lại nửa điểm phần trăm trong tháng 12/2022 sau 4 lần nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm trước đó.

“Logic đó giờ đây đã trở nên rõ ràng. Việc nâng lãi suất với mức độ nhẹ hơn sẽ giúp cho Fed có khả năng xem xét thêm tình hình và diễn biến số liệu và kết quả sẽ điều chỉnh lãi suất ở mức độ hạn chế hơn”, phó chủ tịch Fed – ông Lael Brainard tuyên bố trong tuần trước.

Quảng cáo

Để có thể xử lý lạm phát cao trong năm ngoái, Fed đã đưa ra chiến dịch nâng lãi suất rất mạnh tay, tốc độ và tần suất nâng lãi suất cao nhất tính từ thập niên 1980, lãi suất liên bang được điều chỉnh tăng thêm 4,25 điểm phần trăm. Việc Fed nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong tháng sau sẽ giúp lãi suất lên ngưỡng từ 4,5% đến 4,75%.

Vào tháng 12/2022, phần lớn các quan chức thuộc Fed dự báo lãi suất sẽ lập đỉnh trong ngưỡng từ 5% đến 5,25%. Như vậy sẽ có thêm 2 lần nâng lãi suất nữa sau lần điều chỉnh vào tháng tới. Nhà đầu tư vào lãi suất tương lai dự báo Fed sẽ có thêm 2 lần nâng lãi suất 0,25% trong cuộc họp sắp tới và thêm một lần nữa vào cuộc họp giữa tháng 3/2023, theo tính toán của CME Group.

Fed nâng lãi suất 7 lần trong năm ngoái. Quyết định điều chỉnh lãi suất với mức độ thấp hơn trong tháng 2/2023 phản ánh niềm tin của các quan chức về khả năng kinh tế đang phản ứng với những lãi suất và lạm phát hạ nhiệt.

Những tuần gần đây, số liệu từ chính phủ và kết quả các cuộc khảo sát cho thấy sản xuất suy giảm và số lượng đơn đặt hàng mới trong các doanh nghiệp dịch vụ cũng như tiêu dùng người dân sụt giảm.

Các đợt nâng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ đang nhắm đến hạ nhiệt lạm phát bằng cách giảm cầu và hiện đang có quá nhiều bằng chứng rằng thực tế đó đang diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh, thống đốc Fed – ông Christopher Waller nói. Ông Waller cho biết ông ủng hộ việc nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp lần tới.

Trong tuần này, Bộ Thương mại Mỹ nhiều khả năng sẽ công bố số liệu lạm phát Mỹ tháng 12/2022 và chỉ số chi tiêu tiêu dùng. Nếu loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số PCE được tính toán đã tăng ước tính 4,5% so với cùng kỳ năm trước, còn ở thời điểm tháng 12/2022, chỉ số PCE tăng 3,1%.

Trong cuộc họp chính sách vào ngày 1/2/2023, giới chức thuộc Fed nhiều khả năng sẽ phát đi thông điệp rằng họ sẽ vẫn nâng lãi suất. Tuy nhiên nhiều khả năng họ sẽ không thể nói chính xác được về định hướng chính sách tiền tệ trong tương lai bởi những quyết định tiếp theo sẽ còn phụ thuộc vào dữ liệu của nền kinh tế.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed