Nguyên nhân đằng sau việc người Trung Quốc không còn vung tiền đầu tư tài sản toàn cầu

Ngày một nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chi tiền vào các nhà máy tại Đông Nam Á, các dự án khai mỏ và năng lượng tại châu Á, Trung Đông và Nam Mỹ.

Chỉ vài năm trước đây, tiền của người Trung Quốc tràn ngập thế giới các nước giàu có. Nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện nhiều thương vụ quy mô lớn, thâu tóm những tài sản giá trị cao, từ những ngôi nhà xa xỉ cho đến khách sạn năm sao tại New York, công ty hóa chất tại Thụy Sỹ hay công ty robot của Đức.

Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, kỷ nguyên đó giờ đây đã qua đi. Đầu tư của người Trung Quốc đang rút khỏi phương Tây. Ngày một nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chi tiền vào các nhà máy tại Đông Nam Á, các dự án khai mỏ và năng lượng tại châu Á, Trung Đông và Nam Mỹ nơi mà Bắc Kinh cố gắng củng cố quan hệ với các nước tại khu vực kể trên cũng như đảm bảo nguồn cung các khoáng sản cần thiết.

Trong năm nay, nước nhận nhiều đầu tư nhất từ Trung Quốc chính là quốc gia giàu nickel – Indonesia, theo tính toán ban đầu về đầu tư Trung Quốc của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), một cơ quan nghiên cứu độc lập. Nickel là một thành tố quan trọng trong nhiều loại pin được sử dụng trong xe điện.

Sự dịch chuyển của dòng chảy đầu tư cho thấy nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc đang phản ứng ra sao trong bối cảnh căng thẳng Mỹ và Trung Quốc leo thang. Họ tranh thủ củng cố quan hệ thương mại và đầu tư với nhiều nước khác trên thế giới theo những cách có thể tạo ra nhiều thay đổi lên kinh tế toàn cầu.

Việc người Trung Quốc giảm đầu tư vào phương Tây có thể tạo ra việc làm tại một số nước, cùng lúc đó có thể làm giảm đi lượng vốn mà nhiều doanh nhân tại các trung tâm khởi nghiệp lớn của thế giới như thung lũng Silicon có thể tiếp cận. Hơn nữa, sự dịch chuyển dòng vốn này có thể coi như chỉ báo cho thấy toàn cầu hóa đang đảo chiều, căng thẳng địa chính trị nhiều khả năng khó sớm chấm dứt.

Theo tính toán của tổ chức nghiên cứu khác, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư Trung Quốc sang phần còn lại của thế giới nửa đầu năm nay giảm đến 18% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo

Mức giảm này cao thứ 2 trong lịch sử, chỉ sau con số 25% của thời kỳ năm 2016, giá trị và quy mô hoạt động thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp sụt giảm mạnh khi Bắc Kinh siết chặt quy định nhằm ngăn sự rút mạnh dòng vốn.

Dù rằng Bắc Kinh nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19 trong năm ngoái, việc doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư mạnh tay như trước thời kỳ dịch COVID-19 khó trở lại bởi nhiều lý do khách quan.

Tại Trung Quốc, đồng nhân dân tệ giảm giá, nhóm các doanh nghiệp tư nhân khó khăn và việc chính phủ Trung Quốc đặt trọng tâm vào kích thích kinh tế nội địa nhằm nâng cao khả năng tự chủ của Trung Quốc cũng sẽ làm tổn hại đến đầu tư của người Trung Quốc ra nước ngoài.

Chuyên gia kinh tế phụ trách châu Á – Thái Bình Dương tại tổ chức S&P Global Ratings, ông Louis Kuijs, nhận xét: “Nhìn chung, dư địa để Trung Quốc chuyển đầu tư sang các nền kinh tế phát triển đang giảm dần. Nhiều khả năng đầu tư của nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài sẽ khó tăng mạnh trong từ 3 đến 5 năm tới”.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ điều hướng đầu tư nhằm củng cố cho vị thế của nước này trong nhiều lĩnh vực ví như năng lượng tái sinh và phương tiện đi lại chạy điện.

Ngoài ra, điều đó cũng đồng nghĩa tăng cường đầu tư vào nhóm các thị trường mới nổi từ Đông Nam Á cho đến Trung Đông hay châu Phi. Chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang tính cách tăng cường hoạt động và tìm kiếm khách hàng mới khi mà Bắc Kinh tập trung vào những thị trường giàu tài nguyên.

Số liệu thống kê của Liên hợp quốc (UN) cho thấy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc giảm xuống còn 147 tỷ USD trong năm 2022, giảm 18% so với 1 năm trước. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc lập đỉnh 196 tỷ USD vào năm 2016.

Trước năm 2016, Bắc Kinh đã mạnh tay khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để giúp gia tăng sức ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp lớn như HNA hay Dalian Wanda đổ tiền vào các ngân hàng, chuỗi khách sạn và rạp chiếu phim trên toàn cầu.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?