Ngân hàng trung ương nào tại châu Á sẽ dẫn đầu quá trình hạ lãi suất?

Theo tính toán và dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, Hàn Quốc có thể trở thành nước đầu tiên trong khu vực hạ lãi suất cơ bản đồng nội tệ.

Thời gian qua đi, nhiều nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang dần hãm tốc độ siết chặt chính sách tiền tệ trong năm nay sau khi ngân hàng trung ương các nước cố gắng theo kịp tốc độ điều chỉnh chính sách của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed).

Khi mà lạm phát trong khu vực vẫn trên ngưỡng mục tiêu của ngân hàng trung ương, vấn đề cân bằng tăng trưởng kinh tế và các đồng tiền xuống giá sau khi đồng USD lập đỉnh vào tháng 9/2022 dường như đã không còn căng thẳng nữa.

Chỉ số đồng USD hiện đang sụt giảm bởi kỳ vọng Fed có thể sớm chấm dứt chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ. Lạm phát trong khu vực dường như đang đỡ dai dẳng hơn so với Mỹ và châu Âu. Nhóm chuyên gia kinh tế thuộc Bank of America dẫn đầu bởi bà Helen Qiao khẳng định lạm phát tại các nước mới nổi châu Á hiện đã lập đỉnh và bắt đầu hạ nhiệt.

Trên thực tế, các chuyên gia kinh tế nói rằng các ngân hàng trung ương nhiều khả năng đã đến cuối chu kỳ siết chặt chính sách tiền tệ và có thể đang chuyển trọng tâm sang việc kích thích kinh tế tăng trưởng thông qua các đợt hạ lãi suất. Ngân hàng Citigroup và ING thuộc nhóm các ngân hàng dự báo động thái kiểu như vậy có thể xảy ra trong nửa sau năm nay.

Trung Quốc và Nhật hiện vẫn đang là những ngoại lệ trong bối cảnh thắt chặt chính sách tiền tệ. Còn nhiều ngân hàng trung ương khác trong khu vực đã hãm phanh chính sách, và tiếp đến có thể họ sẽ đảo chiều quan điểm.

Dưới đây là thống kê của CNBC dự báo về động thái sắp tới của một số ngân hàng trung ương khu vực:

Hàn Quốc

Lãi suất chính sách: 3,5%

Chỉ số giá tiêu dùng: tháng 3/2023 tăng trưởng 4,2% so với cùng kỳ năm trước

Lạm phát mục tiêu: 2%

GDP quý 4/2022: tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, -0,4% so với quý liền trước

Quyết định chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc: ngày 25/5/2023

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc là ngân hàng đầu tiên giữ lãi suất ổn định sau khi là một trong những ngân hàng đầu tiên nâng lãi suất trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và thậm chí có thể trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên hạ lãi suất trong khu vực.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Rhee Chang-yong hiện đang giảm đi những kỳ vọng về khả năng hạ lãi suất trong năm nay khi mà ông vẫn giữ lãi suất ổn định sau 2 lần họp liên tiếp sau 7 lần nâng lãi suất trong năm 2022.

Chuyên gia kinh tế tại Citigroup và ING thuộc nhóm dự báo Hàn Quốc sẽ hạ lãi suất ngay khi lạm phát về ngưỡng mục tiêu và các hậu quả từ quá trình siết chặt chính sách vẫn tiếp tục.

Australia

Lãi suất chính sách: 3,60%

Chỉ số giá tiêu dùng: quý 4/2022 tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước

Quảng cáo

Lạm phát mục tiêu: 2% đến 3%

GDP (Q4 2022): Tăng trưởng 2,7% so với cùng kỳ và tăng trưởng 0,5% so với quý liền trước

Quyết định chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Australia: ngày 2/5/2023

Trái với kỳ vọng của thị trường, Ngân hàng Trung ương Australia đã giữ nguyên lãi suất tiền mặt ở mức 3,6%, đây cũng là lần ngừng điều chỉnh lãi suất đầu tiên tính từ chu kỳ thắt chặt chính sách vào tháng 5/2022. Lãi suất tiền mặt tại Australia hiện cao nhất tính từ tháng 5/2012.

Ngân hàng Trung ương Australia, cũng giống như Hàn Quốc, hiện đang cố gắng bác bỏ kỳ vọng vào khả năng hoàn toàn sẽ không còn nâng lãi suất. Trên thực tế, hai ngân hàng này phát đi thông điệp sẽ có thêm biện pháp thắt chặt chính sách.

“Ban điều hành dự báo rằng sẽ có thêm biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm đảm bảo lạm phát về ngưỡng mục tiêu”, RBA nhấn mạnh trong tuyên bố.

Ấn Độ

Lãi suất chính sách: 6.5%

Chỉ số giá tiêu dùng: trong tháng 3/2023 tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước

Lạm phát mục tiêu: khoảng 4% (trong khoảng từ 2 đến 6%)

Quyết định chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ: từ ngày 6/6 đến ngày 8/6

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đã duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức khoảng 6,5% trong cuộc họp bàn chính sách của ngân hàng trung ương lần gần nhất bất chấp kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế về khả năng ngân hàng trung ương sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ - ông Shaktikanta Das cho biết ông tin lạm phát sẽ hạ nhiệt trong 12 tháng tới, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ đồng thời cũng hạ dự báo lạm phát từ 5,3% xuống còn 5,2% trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2023.

Chuyên gia kinh tế tại JP Morgan và Societe Generale thuộc nhóm các ngân hàng dự báo RBI sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản xuống còn 6,25% vào quý 4/2023 và hạ thêm lãi suất xuống 6% vào quý 1/2024, số liệu của Refinitiv cho hay.

Đông Nam Á

Tại khu vực này, ngân hàng trung ương tại Indonesia và Malaysia đã hãm đà nâng lãi suất.

Indonesia

Ngân hàng Trung ương Indonesia duy trì lãi suất tái cấp vốn thời hạn 7 ngày ở mức 5,75% trong hai cuộc họp gần nhất, khẳng định rằng lãi suất hiện tại vừa đủ để đưa lạm phát lõi về ngưỡng mục tiêu từ 2 đến 4% trong năm 2023.

Chuyên gia kinh tế thuộc Citigroup, ông Helmi Arman, dự báo Indonesia sẽ hạ lãi suất ngay từ tháng 9/2023: “Khi mà triển vọng lạm phát đang rõ ràng hơn, chúng tôi tin rằng khả năng hạ lãi suất sẽ sớm xảy ra”. Ông Arman cho biết ông tin sẽ có khả năng hạ lãi suất trong nửa đầu năm 2024 bởi xét đến các số liệu kinh tế gần đây.

Chỉ số giá tiêu dùng của Indonesia tăng 4,97% trong tháng 3/2023. Ngân hàng Trung ương Indonesia nâng lãi suất 6 lần từ tháng 8/2022, quyết định chính sách tiền tệ tiếp theo sẽ diễn ra trước ngày 19/4.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart "gánh chịu thuế quan" thay vì tăng giá

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên "gánh chịu thuế quan", thay vì đổ lỗi cho các loại thuế chính quyền của ông áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân khiến nhà bán lẻ này tăng giá.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Mỹ thu về 500 triệu USD mỗi ngày từ thuế quan, đạt 16 tỷ USD riêng trong tháng 4/2025

Chứng khoán Mỹ: Một tuần khởi sắc

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 16/5, góp phần vào đà tăng của cả tuần nhờ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt và hy vọng về khả năng có thêm các thoả thuận thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD