Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã hết khả năng vay thêm tiền, bế tắc đảng phái thổi bùng lo ngại “vỡ nợ”

Chính phủ Mỹ đã đạt giới hạn vay 31,4 nghìn tỷ USD vào ngày 19/1 trong bối cảnh Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đang đối đầu với Tổng thống Joe Biden và những người Dân chủ về kế hoạch nâng trần nợ.

Điều này có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính sau vài tháng.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã thông báo với các nhà lãnh đạo Quốc hội, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, về việc cơ quan của bà đã phải bắt đầu sử dụng các biện pháp quản lý tiền mặt “phi thường” để có thể ngăn chặn tình trạng vỡ nợ cho đến ngày 5/6 - dấu mốc mà chính bà Yellen cũng không thể tự tin chắc chắn.

Đảng Cộng hòa, những người đang chiếm đa số ở Hạ viện Mỹ, không có ý định nâng trần nợ cho Chính phủ. Họ cũng sẵn sàng chờ tới khi các biện pháp khẩn cấp của Bộ Tài chính Mỹ không thể cầm cự được nữa nhằm buộc Chính quyền ông Biden và Thượng viện do người Dân chủ chiếm đa số phải cắt giảm các kế hoạch chi tiêu.

Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và ít nhất một cơ quan xếp hạng tín dụng đã cảnh báo tình trạng vỡ nợ của Chính phủ Mỹ có thể làm rung chuyển thị trường và gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu, vốn đã khá yếu ớt.

Bà Yellen đã kêu gọi Quốc hội Mỹ hành động kịp thời để ngăn nước Mỹ vỡ nợ, nhằm bảo vệ niềm tin và uy tín của nước Mỹ. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy các bên có ý định nhượng bộ.

Quảng cáo

Hiện tại, đảng Cộng hòa đang cố gắng sử dụng lợi thế đa số trong Hạ viện và trần nợ công để buộc Chính phủ của ông Biden phải cắt giảm các chương trình chi tiêu. Họ cũng lập luận rằng Bộ Tài chính có thể tránh vỡ nợ trong thời gian bế tắc bằng cách ưu tiên thanh toán nợ. Ý tưởng này không phải là mới, từng được đưa ra trong những cuộc đối đầu trước đây nhưng các chuyên gia tài chính luôn tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của nó.

“Sẽ không có cuộc đàm phán nào về trần nợ. Quốc hội sẽ phải quyết vấn đề này vô điều kiện như những gì họ đã làm dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump”, Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Olivia Dalton cho biết.

Những gì đang diễn ra làm dấy lên mối lo ngại ở Washington và phố Wall về một cuộc chiến căng thẳng xung quanh trần nợ trong năm nay với khả năng gây xáo trộn như cuộc chiến tương tự vào năm 2011, khiến xếp hạng tín dụng của Mỹ bị đánh tụt và nhiều năm cắt giảm chi tiêu quốc phòng và các lực lượng quân sự trong nước.

Tuy nhiên, Moody lại tin rằng Quốc hội có thể đạt thỏa thuận để ngăn chặn vỡ nợ nhưng các cuộc đàm phán sẽ sóng gió và gây tác động tới thị trường.

“Chúng ta sẽ không vỡ nợ. Chúng ta có khả năng quản lý khoản vay và lãi suất của mình. Tuy nhiên, chúng ta không nên tăng trần nợ một cách mù quáng”, Hạ nghị sĩ Chip Roy nói với Reuters.

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cũng tin rằng trần nợ sẽ được dỡ bỏ vào khoảng nửa đầu năm 2023 nhưng Quốc hội và Nhà Trắng sẽ phải thương lượng với nhau để có thể đạt được điều đó.

“Điều quan trọng cần nhớ là nước Mỹ không bao giờ được phép vỡ nợ. Quốc gia này chưa bao giờ và sẽ không bao giờ vỡ nợ”, ông McConnell cho biết.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc