Một đại gia điện máy sở hữu một loạt bất động sản đắc địa bị ngân hàng thông báo siết nợ

SCIC đã thoái hết 84,31% vốn điều lệ của Todimax vào năm 2022 và thu về 276 tỷ đồng.

Một đại gia điện máy sở hữu một loạt bất động sản đắc địa bị ngân hàng thông báo siết nợ

Đầu tháng 12, ngân hàng BIDV Chi nhánh Bình Chánh (TP.HCM) vừa thông báo thu giữ tài sản đảm bảo của CTCP điện máy TP.HCM (Todimax).

Cụ thể, tài sản bị BIDV thu giữ bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ một phần nhà số 606/706 quốc lộ 13, KP4, Hiệp Bình Phước, thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Đây là tài sản thuộc sở hữu của bà Lê Thị Chỉnh, được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của Todimax tại BIDV Chi nhánh Bình Chánh.

Tài sản thứ hai bị thu giữ là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ 41 đường số 1107 Phạm Thế Hiển (nay là 41 đường Dương Bạch Mai), phường 5, quận 8, TP.HCM. Đây là tài sản thuộc sở hữu của bà Vũ Thị Hồng, được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của Todimax tại BIDV Chi nhánh Bình Chánh.

Todimax tiền thân là Tổng công ty Điện máy, được thành lập từ năm 1958, hiện đặt trụ sở tại số 163, phố Đại La, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 72,9 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm cho thuê, khai thác tài sản văn phòng, kho tàng, bến bãi....

Doanh nghiệp này từng là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Tuy nhiên, đến tháng 10/2022, tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái hết 84,31% vốn điều lệ và thu về 276 tỷ đồng. Hiện Chủ tịch HĐQT của Todimax là ông Nguyễn Văn Ngọc, người nắm giữ khoảng 99% số cổ phần.

Theo báo cáo của Todimax tại ĐHĐCĐ năm 2023, năm 2022 công ty mang về gần 27 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 10% so với năm 2021. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ đạt 595 triệu đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi kế hoạch của cả năm là 1,5 tỷ đồng.

screenshot-2023-12-12-112231-1702360619494-17023606195741807610395-7890.png
Quảng cáo

Theo tìm hiểu, Todimax đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư, nghiên cứu thực hiện dự án trên một số khu đất, tập trung ở thành phố Hà Nội. Tuy vậy, hầu hết các phương án này đều không thể triển khai.

Trước hết, tại khu đất số 163 Đại La, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội (quy mô 2.383,2m2, nay là trụ sở Todimax), công ty không ký được hợp đồng thuê đất, đang trả tiền thuê đất hàng năm theo thông báo của cơ quan thuế. UBND quận Hai Bà Trưng đã đề nghị thu hồi khu đất này để xây trường mầm non Đồng Tâm và đang được UBND thành phố Hà Nội xem xét.

khu đất tại 76 Ngọc Lâm, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội , TODIMAX không ký được hợp đồng thuê đất, đang trả tiền thuê đất hàng năm theo thông báo của cơ quan thuế. Hồi tháng 1/2007, theo Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội và các Bộ đã có các văn bản quyết định thống nhất cho TODIMAX mua chỉ định nhà và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội.

Tuy nhiên, Sở Tài chính (thuộc UBND TP. Hà Nội) sau đó vào tháng 11/2016 đã có văn bản số 7472 tạm dừng xem xét phê duyệt giá bán nhà, đất. Theo văn bản số 342 tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạm dừng thực hiện thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khu đất này.

Còn ở 2 khu đất tại số 42 ngõ 67 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (quy mô 11.430,8m2)và số 41 ngõ 81 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (quy mô 6.266,1m2), TODIMAX vào tháng 4/2019 đã có thỏa thuận hợp tác đầu tư với CTCP TSG Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 30:70. Trong đó, công ty sẽ góp vốn bằng bằng giá trị tài sản trên đất, lợi thế thương mại của các khu đất đầu tư.

Theo thỏa thuận, TSG trong vòng 6 tháng kể từ khi ký hợp đồng phải làm việc với với cơ quan chức năng của UBND TP. Hà Nội để được chấp thuận cho phép nghiên cứu đầu tư dự án. Thời hạn này có thể gia hạn tối đa thêm 3 tháng nếu khó khăn. Tuy vậy, TODIMAX cho biết dự án vẫn chưa thể triển khai sau 15 tháng, do đó thỏa thuận với TSG Việt Nam đã chấm dứt hiệu lực.

Lô đất tại số 67 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (quy mô 2.809,6m2) là khu đất duy nhất TODIMAX đã đem góp vốn và thành lập Liên doanh Shinil từ năm 1998. Tuy vậy, liên doanh này đã chấm dứt hiệu giải thể từ tháng 11/2016 do hết thời hạn hoạt động dự án đàu tư và doanh nghiệp không còn nhu cầu hoạt động kinh doanh.

Todimax cho biết đang thay mặt liên doanh thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, lô đất này không thuộc sở hữu của Todimax nên công ty không nộp tiền thuế đất/tiền sử dụng đất hàng năm.

Ngoài các lô đất kể trên, Todimax hiện đang sở hữu khu đất số 92 Hai Bà Trưng, Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội (quy mô 380,8m2); số 131 Nguyễn Văn Cừ, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội (712,2m2); 35/67 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (517,3m2); 67 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (129,8m2); 71 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (194,5m2); 75 Đức Giang, Đức Giang, Long Biên, Hà Nội (1.187,5m2); 6 Lương Hữu Khánh, Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM (52,17m2)....

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chủ tịch Thuduc House từ nhiệm, hội đồng quản trị không còn thành viên

Sau khi bán phần lớn cổ phần, ông Nguyễn Quang Nghĩa đã xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị của Thuduc House. Như vậy, hiện hội đồng quản trị của Thuduc House không còn thành viên nào.

Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu

Lợi nhuận hai “ông lớn” bán lẻ xăng dầu Petrolimex và PV OIL cùng “đi lùi”

Năm 2024 dù doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đều sụt giảm so với năm 2023 nhưng vẫn vượt kế hoạch, trong khi PV OIL không chỉ giảm lãi mà còn phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dù đã kết thúc năm.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử Giá xăng dầu cùng giảm, RON 95 về sát 20.500 đồng/lít

Vietjet nằm trong nhóm các hãng bay an toàn nhất toàn cầu 2025

Vietjet tiếp tục được AirlineRatings, đơn vị uy tín chuyên đánh giá dịch vụ và an toàn hàng không quốc tế, xếp hạng trong nhóm các hãng hàng không an toàn nhất thế giới năm 2025.

Vietjet, Nam Kim cùng loạt ông lớn 'vượt ngàn chông gai' quay lại với VNR500, Đèo Cả, Masterise lần đầu góp mặt Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%

Habeco đề xuất trả cổ tức 11,5% bằng tiền, bổ nhiệm Thành viên HĐQT độc lập

Habeco dự kiến chi trả cổ tức tỷ lệ 11,5% bằng tiền, tương đương 267 tỷ đồng, đồng thời tái bổ nhiệm bà Quản Lê Hà làm Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2025-2030.

Lợi nhuận 2023 vượt kế hoạch trong bối cảnh khó khăn, Habeco đặt mục tiêu lãi gần 250 tỷ năm 2024 Sau 9 tháng, Habeco vượt 43% mục tiêu lợi nhuận cả năm

Dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ xuất khẩu điện về Việt Nam từ cuối năm 2025

Sau khi đi vào khai thác, vận hành, điện từ dự án điện gió Savan 1 – dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu bán về Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác bền chặt gi

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines Lấn sân sang hàng không, hệ sinh thái T&T Group sẽ mở đến đâu?

Cổ phiếu dược dậy sóng với “game” M&A

Sự xuất hiện của cổ đông chiến lược nước ngoài với tiềm lực tài chính và sức mạnh công nghệ đã giúp các doanh nghiệp dược Việt Nam gia tăng đáng kể lợi thế canh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đầu tư công “gánh vác” kỳ vọng tăng trưởng GDP: Doanh nghiệp nào khả năng hưởng lợi? Giảm số doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD

Doanh nghiệp nào có thể giữ “ngôi vương” tăng trưởng lợi nhuận?

Dabaco được dự báo tăng trưởng lợi nhuận lên đến 3.557%, gấp 36 lần trong quý IV/2024, Thế Giới Di Động được dự báo tăng trưởng 1.566%; VSC và HAH ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 223% và 247%.

Lợi nhuận ngân hàng Vietcombank lập mức cao kỷ lục mới MB ước lợi nhuận riêng lẻ hơn 27 nghìn tỷ đồng, nợ của hai khách hàng lớn vẫn ở nhóm 1