Mặt bằng lãi suất có thể tiếp tục giảm nhẹ 0,3-0,4 điểm phần trăm trong quý I/2024

Theo báo cáo kết quả chính của Cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2024 do Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) công bố, mặt bằng lãi suất huy động – cho vay có thể tiếp tục giảm nhẹ, bình quân kỳ vọng giảm 0,3-0,4 điểm phần trăm trong quý I/2024 v

Mặt bằng lãi suất có thể tiếp tục giảm nhẹ 0,3-0,4 điểm phần trăm trong quý I/2024
Mặt bằng lãi suất có thể tiếp tục giảm nhẹ 0,3-0,4 điểm phần trăm trong quý I/2024

Theo đánh giá của các tổ chức tín dụng (TCTD), trong quý IV/2023, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng có cải thiện nhưng chưa được như kỳ vọng. Trong đó nhu cầu dịch vụ thanh toán và thẻ được nhận định cải thiện mạnh hơn nhu cầu vay vốn và gửi tiền do tính thời vụ vào dịp cuối năm.

Đánh giá tổng thể năm 2023, tỷ lệ TCTD nhận định nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng “cải thiện” thấp hơn năm 2022, trong đó nhu cầu gửi tiền được nhận định tăng cao hơn nhu cầu thanh toán và vay vốn.

Quý I/2024, tỷ lệ TCTD dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng “cải thiện” thấp hơn so với quý IV/2023, nhưng dự báo “cải thiện” mạnh hơn trong năm 2024, trong đó nhu cầu vay vốn được dự báo “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu tiền gửi và thanh toán, khác với diễn biến của năm 2023.

Theo nhận định của các TCTD, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2023 tiếp tục duy trì trạng thái “tốt” và cải thiện tích cực hơn dự kiến. Các TCTD đánh giá tình hình thanh khoản trong năm 2023 dồi dào hơn so với năm 2022 và dự báo sẽ tiếp tục dồi dào trong qúy I/2024 và cả năm 2024.

Các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất huy động – cho vay có thể tiếp tục giảm nhẹ, bình quân kỳ vọng giảm 0,3-0,4 điểm phần trăm trong quý I/2024 và giảm 0,2 điểm phần trăm trong cả năm 2024.

Trong quý IV/2023, các TCTD cho biết tiếp tục điều chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ, trong đó, tập trung giảm lãi suất biên nhiều hơn so với giảm phí dịch vụ. Xu hướng này được dự kiến duy trì trong quý I/2024 nhưng có khả năng thu hẹp hơn. Mặt bằng giá cả sản phẩm, dịch vụ tài chính kỳ vọng tương đối ổn định trong năm 2024.

Mặt bằng rủi ro (MBRR) tổng thể của các nhóm khách hàng được các TCTD nhận định tiếp tục tăng trong quý IV/2023 và quý I/2024 so với quý trước, nhưng tốc độ tăng đang chậm dần lại. Đánh giá tổng thể năm 2023, MBRR của khách hàng được nhận định tăng đáng kể so với năm 2022 và tăng mạnh hơn nhiều so với dự báo ban đầu, tuy nhiên kỳ vọng có thể giảm trong năm 2024.

Huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng bình quân 2,6% trong quý I/2024 và tăng 12,1% trong năm 2024, tương đương mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Quảng cáo

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,4% trong quý I/2024 và tăng 14,2% trong năm 2024, điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với mức dự báo 13,8% tại kỳ điều tra trước.

Trái ngược với kỳ vọng giảm, kết quả điều tra kỳ này cho thấy, các TCTD nhận định tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng trong quý IV/2023 tiếp tục xu hướng “tăng nhẹ”, nhưng được kỳ vọng sẽ “giảm nhẹ” trong quý I/2024.

Theo kết quả điều tra, tình hình kinh doanh và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý IV/2023 có sự cải thiện nhẹ so với quý trước nhưng thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng ghi nhận tại kỳ điều tra trước.

Đánh giá tổng thể năm 2023, các TCTD nhận định tình hình kinh doanh chưa đạt được như kỳ vọng và điều chỉnh giảm mạnh kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế so với mức dự báo tại kỳ điều tra trước.

Trong đó, 78,6% TCTD ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng trưởng dương so với năm 2022; 17,9% TCTD ước tính lợi nhuận tăng trưởng âm và 3,6% ước tính không thay đổi.

Với tình hình kinh doanh và lợi nhuận trước thuế năm 2023 tăng trưởng ở mức thấp và chưa đạt được như kỳ vọng, các TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn từ quý I/2024 và cả năm 2024 nhưng lợi nhuận trước thuế có thể phục hồi chậm hơn so với tình hình kinh doanh.

Theo kết quả điều tra, 71,6% TCTD đánh giá các nhân tố nội tại đã giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2023 và 81,8% TCTD kỳ vọng "cải thiện” trong năm 2024. Bên cạnh đó, có 7,3% TCTD nhận định tổng thể các nhân tố nội tại làm "suy giảm” tình hình kinh doanh của đơn vị trong năm 2023 và dự kiến cho cả năm 2024, chủ yếu là do nhân tố “Năng lực tài chính của đơn vị” (4,4-7,1% TCTD lựa chọn).

“Chính sách lãi suất, tín dụng, tỷ giá của đơn vị” tiếp tục được 71,4-72,6% TCTD đánh giá là nhân tố nội tại quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của đơn vị trong 3 quý liên tiếp cũng như cả năm 2023 và năm 2024 (80,5% TCTD lựa chọn).

Đối với các nhân tố khách quan, các TCTD đánh giá “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” tiếp tục là nhân tố quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của TCTD trong quý IV/2023, cả năm 2023 và kỳ vọng cho cả năm 2024, sau đó đến “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” và “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng”.

Trong năm 2024, các TCTD kỳ vọng tất cả các nhân tố khách quan có tác động tích cực hơn so với năm 2023.

Theo nhận định của các TCTD, tình hình lao động, việc làm của ngành tài chính ngân hàng trong quý IV/2023 khả quan hơn so với quý trước. Đánh giá tổng thể năm 2023, tình hình tuyển dụng lao động, việc làm tại các TCTD được nhận định “tăng” nhưng tốc độ tăng chậm lại so với năm 2022. Các TCTD kỳ vọng tình hình lao động sẽ diễn biến tích cực hơn trong quý I/2024 và cả năm 2024.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất