Loại nhiên liệu "hot" nhất nhì thế giới đang loé lên dấu hiệu về cuộc suy thoái đang hiện ra ngay trước mắt

Nhu cầu với loại nhiên liệu này sụt giảm cho thấy cả thế giới đang cắt giảm chi tiêu, báo hiệu đà tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Loại nhiên liệu "hot" nhất nhì thế giới đang loé lên dấu hiệu về cuộc suy thoái đang hiện ra ngay trước mắt

Tại Trung Quốc, số lượng xe tải chạy trên đường cao tốc đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây. Ở châu Âu, phí bảo hiểm của dầu diesel so với hợp đồng tương lai dầu thô gần đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm.

Tại Mỹ, theo S&P Global, nhu cầu với dầu diesel đang trong xu hướng giảm 2% vào năm 2023. Ngoài năm 2020, khi phần lớn nền kinh tế rơi vào trạng thái trì trệ trong thời gian ngắn, mức giảm này sẽ là mạnh nhất đối với Mỹ kể từ năm 2016.

Debnil Chowdhury - trưởng bộ phận nhiên liệu và lọc dầu của S&P tại châu Mỹ, cho biết: “Chúng tôi đang nhận thấy một trong những thời điểm có điều kiện kinh tế tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008-2009.”

Nhu cầu đối với loại nhiên liệu cho máy móc hạng nặng - cung cấp năng lượng cho mọi thứ, từ đội xe tải thương mại cho đến thiết bị xây dựng, đang suy yếu ở nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới. Được coi là một tín hiệu sớm cho thấy hoạt động công nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng sụt giảm, việc nhu cầu với dầu diesel đi xuống khiến nhiều người phải cảnh giác cao độ.

Ben Ayers, nhà kinh tế cấp cao tại Mỹ của Nationalwide Economics, cho biết: “Nhu cầu với dầu diesel có thể đóng vai trò là chỉ báo hàng đầu thể hiện cho đà tăng trưởng, vì đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy chi tiêu của các hộ gia đình đang giảm dần.”

Từng là loại nhiên liệu “hot” nhất thế giới sau khi mâu thuẫn Nga - Ukraine nổ ra, giá dầu diesel đã sụt giảm trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới đứng trước nhiều rủi ro. Các nhà kinh tế cho biết kinh tế Mỹ đối diện 65% khả năng suy thoái và châu Âu là 49%. Dù rủi ro ở Trung Quốc thấp hơn, nhưng đà hồi phục của nước này vẫn sẽ cần đến việc niềm tin của người tiêu dùng cải thiện nhanh chóng.

1240x-1png-2-3304.jpeg

Nhu cầu với dầu diesel ở Trung Quốc giảm khiến lượng dầu tồn kho ở mức cao nhất trong 8 tháng (triệu tấn).

Phần lớn lý do khiến nhu cầu với dầu diesel sụt giảm có thể liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ, vốn tiêu thụ khoảng 60% dầu diesel ở Trung Quốc và hơn 70% ở Mỹ. Số lượng xe tải chạy trên đường cao tốc ở Trung Quốc giảm 8% trong tuần kết thúc vào ngày 9/4.

Theo dữ liệu của OilChem, các kho dự trữ dầu diesel thương mại trên toàn quốc, ngoại trừ các nhà máy lọc dầu của nhà nước, đã tăng lên mức cao nhất trogn tháng 8 và đầu tháng 4.

Quảng cáo

Theo một cuộc khảo sát, nhu cầu sụt giảm sau khi hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ lao dốc vào tháng 3, dẫn đến xu hướng tương tự xảy ra với các nhà máy trên khắp châu Á. Daphne Ho, nhà phân tích cấp cao tại Wood Mackenzie, cho biết các thị trường mới nổi trong khu vực bao gồm Indonesia - nơi chính phủ bắt đầu cắt giảm khoản trợ cấp nhiên liệu, cũng đang chứng kiến nhu cầu suy yếu do nhu cầu giảm tốc.

Xu hướng tương tự đang diễn ra ở các nơi khác trên thế giới.

Koen Wessels, nhà phân tích cấp cao về sản phẩm dầu tại Energy Aspects, cho biết: “Nhu cầu của châu Âu yếu đi trong suốt mùa đông do nhu cầu sưởi ấm ảm đạm và những vấn đề về vĩ mô đang ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu.”

1240x-1png-4639.jpeg

Nhu cầu với dầu diesel của Mỹ (thùng/ngày).

Bob Costello, nhà kinh tế trưởng của Hiệp hội Vận tải đường bộ Mỹ, cho biết ở nước này, lượng sử dụng xe tải (và cả dầu diesel) đã bị ảnh hưởng bởi sản lượng nhà máy, hoạt động xây dựng nhà ở sụt giảm và các nhà bán lẻ đang phải giải quyết lượng hàng tồn kho cao. Theo FreightWaves, khối lượng vận tải đường bộ trong tháng 3 chạm mức thấp nhất theo mùa trong 5 năm.

Nguyên nhân gốc rễ của việc hoạt động vận tải đường bộ Mỹ trì trệ là do sự thay đổi trong thói quen chi tiêu của người tiêu dùng. Số lượng đơn đặt hàng qua internet ổn định từng diễn ra trong đại dịch nay đã nhường chỗ cho các kỳ nghỉ và chuyến du dịch. Khi lạm phát ảnh hưởng đến ngân sách hộ gia đình, những thứ đầu tiên họ ngừng mua là những loại hàng hoá giá rẻ, được vận chuyển với khối lượng lớn như nước có ga.

Craig Fuller, CEO của FreightWaves, cho biết: “Bất cứ khi nào chúng tôi thấy người tiêu dùng căng thẳng vì lạm phát, thì hàng hoá giá rẻ hơn sẽ bị ảnh hưởng. Các quyết định cá nhân như không mua nước có ga sẽ tạo ra tác động mang tính vĩ mô, làm giảm tổng khối lượng hàng hoá chuyển động trong nền kinh tế.”

Nhu cầu với dầu diesel sụt giảm ở Mỹ sẽ đặc biệt rõ ràng ở Bờ Tây, khi Chowdhury dự báo mức giảm 5% trong năm nay, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn quốc.

Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu container của Mỹ, sử dụng nhiều xe tải và xe lửa, cũng đang chịu áp lực. Ở Los Angeles, các chuyến hàng đến đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Ở Trung Quốc, nơi chuyển đi loại hàng hoá trên, sản lượng container tại các cảng chính đã giảm 5% trong tuần kết thúc vào ngày 9/4.

Tuy nhiên, theo Janiv Shah, nhà phân tích cấp cao của Rystad Energy, nhu cầu với dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cực thấp ở châu Âu sẽ tăng gần 9% trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7. Động lực thúc đẩy một phần là hoạt động du lịch vào mùa hè và Pháp có thể tăng lượng dầu mỏ trong kho dự trữ chiến lược.

Tham khảo Bloomberg

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua