Lỗ hổng lớn nhất trong các lệnh trừng phạt Nga của phương Tây

"Vũ khí trừng phạt" của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine đang có sai sót?

Theo tờ Washington Post (Mỹ), các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang gây tổn thương nhưng chưa thể "phá hủy" nền kinh tế Nga. Washington Post nêu rõ: "Trong khi hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng Nga đang phải gánh chịu những thiệt hại gia tăng theo thời gian, nền kinh tế - ít nhất là về bề nổi - dường như vẫn chưa sụp đổ”.

Cụ thể, giá trị sụt giảm ban đầu của đồng rúp nhanh chóng đảo ngược sau khi Moskva hạn chế giao dịch tiền tệ. Tỷ lệ thất nghiệp không tăng lên đáng kể. Nga tiếp tục thu về hàng tỷ USD mỗi tháng từ xuất khẩu dầu và khí đốt. Ở Moskva và St. Petersburg, các nhà hàng và quán bar vẫn đông khách, trong khi các cửa hàng tạp hóa luôn sẵn hàng tiêu dùng, ngay cả khi giá đã tăng vọt.

Trong khi đó, tờ Economist (Anh) cũng nhận định đến thời điểm này, đòn giáng trực tiếp từ các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga đã không thành hiện thực. Như ước tính của IMF, GDP của Nga sẽ giảm 6% vào năm 2022, ít hơn nhiều so với mức giảm 15% mà nhiều người dự báo vào tháng 3. Doanh thu bán năng lượng sẽ tạo ra thặng dư tài khoản vãng lai 265 tỷ USD trong năm nay, lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.

Sau thời kỳ khủng hoảng, hệ thống tài chính của Nga đã ổn định và nước này đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho một số mặt hàng nhập khẩu, trong đó có Trung Quốc. Như vậy, "vũ khí trừng phạt" của phương Tây rõ ràng là có sai sót, tờ Economist lưu ý.

Theo Economist, lỗ hổng lớn nhất trong chế độ trừng phạt của phương Tây là các lệnh cấm vận không được thực thi bởi hơn 100 quốc gia đóng góp tới 40% GDP thế giới. Bên cạnh đó, tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng đã giảm bớt do tầm ảnh hưởng của Nga đối với thị trường dầu và khí đốt và yếu tố độ trễ thời gian.

Quảng cáo

Nga thực sự thu được nhiều lợi nhuận hơn từ xuất khẩu dầu năm nay so với năm 2021. Với độ trễ về thời gian, việc chặn quyền tiếp cận công nghệ mà phương Tây độc quyền sẽ mất nhiều năm, Economist nhấn mạnh.

Những tín hiệu cảnh báo

Tuy nhiên, Washington Post lưu ý rằng có những tín hiệu cảnh báo đang xuất hiện. Sản xuất ô tô và các mặt hàng khác đã giảm mạnh do các công ty không thể nhập khẩu linh kiện, có thể khiến người lao động ở một số nơi bất mãn vì giảm thu nhập. Các hãng hàng không đã cắt giảm các chuyến bay quốc tế xuống gần bằng 0 và đang sa thải phi công và tháo dỡ một số máy bay để lấy các bộ phận mà họ không thể mua được ở nước ngoài.

Mặt khác, doanh số bán lẻ đã giảm 10% trong quý 2 so với cùng kỳ năm trước. Niềm tin của người tiêu dùng đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2015. 78% người Nga không có kế hoạch mua sắm lớn. Hàng ngàn người có học vấn cao đã rời khỏi đất nước; hàng trăm công ty nước ngoài đang đóng cửa, và ngân sách liên bang của Nga trong tháng 7 có dấu hiệu kiệt quệ.

Vào tháng 7, Nga đã báo cáo thâm hụt ngân sách liên bang 900 tỷ rúp do một số nguồn thu thuế giảm, tương đương 8% GDP, theo Sergei Guriev, một nhà kinh tế và là người cung cấp dịch vụ tại Sciences Po. ở Paris.

Ilya Matveev, một nhà khoa học chính trị ở St.Petersburg, bình luận: “Khoảng cách về công nghệ giữa Nga và các nền kinh tế tiên tiến sẽ ngày càng lớn theo thời gian. Trong trường hợp không có sự hợp tác toàn cầu và với hàng trăm nghìn chuyên gia lành nghề đã rời khỏi đất nước, tiến bộ đổi mới và công nghệ ở Nga là không thể".

Tờ Economist cũng dự báo, trong khoảng thời gian từ 3 - 5 năm tới, việc bị cô lập với các thị trường phương Tây có thể sẽ gây ra tác động lớn với Nga. Đến năm 2025, 1/5 số máy bay dân dụng có thể không cất cánh vì thiếu phụ tùng. Việc nâng cấp mạng lưới viễn thông đang bị trì hoãn và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế tiếp cận với các thương hiệu phương Tây.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro