Kim cương Nga lặng lẽ "chảy" trở lại thị trường thế giới

Những viên kim cương Nga lặng lẽ chảy trở lại thị trường thế giới sau những hỗn loạn do các lệnh trừng phạt.

Sự hoảng loạn bao trùm thế giới kim cương trong năm nay đang bắt đầu giảm bớt khi tập đoàn khai thác mỏ khổng lồ của Nga, Alrosa PJSC lặng lẽ hồi sinh hoạt động xuất khẩu kim cương về mức gần như trước xung đột ở Ukraine.

Alrosa chiếm khoảng 1/3 nguồn cung kim cương thô toàn cầu. Ngành công nghiệp trị giá 80 tỷ USD đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi những người thợ cắt, thợ đánh bóng và thương nhân săn lùng mọi cách để tiếp tục mua từ Nga trong khi các ngân hàng không thể hoặc không tài trợ cho các khoản thanh toán. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đột ngột khiến giá kim cương tăng vọt, đặc biệt là đối với những loại đá quý nhỏ và rẻ hơn mà Alrosa chuyên cung cấp.

Giờ đây, sau nhiều tháng tê liệt vì bị Mỹ trừng phạt, Alrosa đã trở lại, bán được hơn 250 triệu USD kim cương mỗi tháng, với doanh số hiện chỉ thấp hơn khoảng 50 đến 100 triệu USD một tháng so với mức trước cuộc xung đột tại Ukraine.

Hoạt động bán kim cương đã bắt đầu khai thông trở lại khi một số ngân hàng Ấn Độ trở nên thoải mái hơn với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bằng các loại tiền tệ khác ngoài đô la Mỹ.

Hầu hết đá quý của Nga đang được chuyển đến các nhà sản xuất ở Ấn Độ - nơi có những trung tâm công nghiệp thuộc loại lớn nhất thế giới, cùng với hàng trăm doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình chuyên cắt và đánh bóng đá thô thành các sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ chế tác trang sức như hoa tai, nhẫn đính hôn. Theo các nguồn tin của Bloomberg, Alrosa đã bán kim cương cho người mua ở Ấn Độ và châu Âu, chủ yếu giao dịch bằng đồng rupee.

kim-cuong-nga-7921.jpeg

Người phát ngôn của Alrosa từ chối bình luận về những thông tin mà Bloomberg đưa ra.

Không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ hoạt động giao dịch kim cương nào vi phạm các biện pháp trừng phạt hoặc luật pháp. Tuy nhiên, nguồn tin cho hay vẫn còn nhiều bất an về tác động của việc kinh doanh hàng hóa Nga. Các giao dịch đang được thực hiện một cách lặng lẽ - ngay cả theo các tiêu chuẩn khép kín của thế giới kim cương vốn nổi tiếng bí mật - và Alrosa đã ngừng công bố bất kỳ thông tin nào về doanh số bán hàng hoặc hoạt động tài chính của mình.

Sự trở lại của một trong những nguồn đá quý chính của thế giới sẽ giúp các nhà sản xuất và thương nhân bớt lo lắng. Tuy nhiên, giá kim cương thô lại có dấu hiệu giảm xuống do triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi.

Quảng cáo

Doanh số bán hàng được khởi động lại cho thấy khách mua các sản phẩm của Nga, từ dầu khí đến than đá và nhôm, đã tìm ra cách để duy trì nguồn nguyên liệu thô bất chấp ảnh hưởng của xung đột.

Đối với việc buôn bán kim cương, luôn tiềm ẩn rủi ro về danh tiếng. Nếu người tiêu dùng muốn tránh kim cương Nga, họ có thể chỉ cần ngừng mua hoàn toàn vì trong ngành công nghiệp này, rất khó để theo dõi bất kỳ viên đá cụ thể nào, khi hàng triệu viên đá quý có thể hoán đổi giữa hàng chục thương nhân và nhà sản xuất trước khi tỏa sáng lấp lánh trong các cửa hàng trang sức.

Một số bộ phận của ngành công nghiệp kim cương đã thúc đẩy việc loại trừ nguồn cung từ Nga. Các công ty kim hoàn của Mỹ như Tiffany & Co. và Signet Jewelers Ltd. cho biết họ sẽ ngừng mua kim cương mới được khai thác ở Nga, trong khi một số quốc gia bao gồm Mỹ tìm cách dán nhãn đá quý từ Nga là "kim cương xung đột".

alrosa-1526.jpeg

Alrosa đang bán hơn 250 triệu USD kim cương mỗi tháng. Ảnh: Aljazeera

Tuy nhiên, các khách hàng Ấn Độ, Bỉ và các nhà bán lẻ trang sức từ các thị trường quan trọng như Trung Quốc và Trung Đông vẫn quan tâm đến việc mua kim cương Nga và đã tìm kiếm giải pháp sau khi các ngân hàng không thể hoặc không muốn xử lý các khoản thanh toán cho giao dịch.

Alrosa được nhà nước kiểm soát, trong đó chính phủ liên bang sở hữu 33% và 25% khác do chính quyền địa phương nắm giữ. Công ty này cạnh tranh trên toàn cầu với De Beers, thuộc sở hữu của Anglo American Plc, và hai công ty sản xuất một lượng kim cương hàng năm như nhau.

Sau những hỗn loạn ban đầu do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Alrosa, dòng đá quý mới của Nga đang nhanh chóng làm dịu đi tình trạng khan hiếm trên thị trường.

kim-cuong-6023.jpeg

Trong những tháng gần đây, những khách hàng của De Beers có thể kiếm lợi nhuận khoảng 10% bằng cách giao dịch lại với các nhà sản xuất đá quý khác khi nguồn cung khan hiếm.

Nhưng hiện tại, giá một số hàng hóa trên thị trường “thứ cấp” - nơi các thương nhân và nhà sản xuất bán với nhau - đã giảm mạnh trong tháng qua và biên độ ăn chênh lệch đã không còn. De Beers giữ giá ổn định trong lần bán gần đây nhất vào tuần trước, và với sự điều chỉnh mạnh của giá thị trường, khoản chiết khấu hiện đã không còn, loại bỏ hầu hết tỷ suất lợi nhuận cho người mua.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria