ECB tiếp tục hạ lãi suất xuống 3%

Kết thúc cuộc họp vào ngày 12/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất lần thứ tư trong năm nay và để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025.

212215-ecb-du-kien-cat-giam-lai-suat-de-vuc-day-kinh-te-chau-au.jpg
Biểu tượng đồng Euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN

Kết thúc cuộc họp vào ngày 12/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hạ lãi suất lần thứ tư trong năm nay và để ngỏ khả năng nới lỏng hơn nữa vào năm 2025, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu tác động trước những bất ổn chính trị tại châu Âu và nguy cơ nổ ra cuộc chiến thương mại mới với Mỹ.

ECB đã nhanh chóng nới lỏng chính sách trong năm nay khi gần như không còn những lo ngại về lạm phát. Sự chú ý đã chuyển sang việc liệu ECB có cắt giảm lãi suất đủ nhanh để hỗ trợ nền kinh tế trì trệ đang tụt hậu so với các nền kinh tế khác trên toàn cầu hay không.

Nhận định lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2% vào đầu năm 2025 và tăng trưởng kinh tế vẫn chậm, ECB đã hạ lãi suất tiền gửi từ 3,25% xuống 3%, đúng như dự báo và điều chỉnh định hướng chính sách, điều có thể được coi là tín hiệu về việc sẽ tiếp tục hạ lãi suất.

212132-ecb-ti-nh-toa-n-gia-m-la-i-sua-t.jpg
Đồng tiền mệnh giá 20 euro tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Quảng cáo

ECB đánh giá hầu hết các số liệu đều cho thấy lạm phát sẽ ổn định quanh mức mục tiêu, đồng thời không đề cập đến cam kết trước đó về việc duy trì chính sách “đủ hạn chế”. Điều này báo hiệu ECB sẽ quay trở lại ít nhất là môi trường chính sách trung lập, không kích thích cũng không làm chậm tăng trưởng.

"Trung lập" là một thuật ngữ không có tính chính xác, nhưng hầu hết các nhà hoạch định chính sách đưa ra mức lãi suất trong khoảng 2-2,5%, cho thấy rằng sẽ có thêm một số đợt cắt giảm trước khi lãi suất giảm xuống mức này.

Tuy nhiên, ECB khẳng định không cam kết với bất kỳ lộ trình chính sách cụ thể nào.

Mặc dù không có nhà hoạch định chính sách nào của ECB lập luận rõ ràng về việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trước cuộc họp, một số người chỉ ra rằng rủi ro về tốc độ tăng trưởng giảm và lạm phát đang gia tăng.

Những lo ngại này đã được thấy trong các dự báo kinh tế của chính ECB, cho thấy tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn so với kỳ vọng vốn đã yếu và quá trình phục hồi sẽ diễn ra chậm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới