Lạm phát tại Malaysia tiếp tục tăng

Tỷ lệ lạm phát tại Malaysia tiếp tục tăng trong những tháng gần đây, trong đó nhóm hàng thực phẩm tăng mạnh nhất và đồ uống không có cồn tăng mạnh nhất.

Phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur trích dẫn số liệu từ Cục Thống kê Malaysia (DOSM) cho biết, tỷ lệ lạm phát, với thước đo là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đã tăng 4,7% vào tháng 8/2022 so với cùng kỳ năm 2021, trong đó nhóm hàng thực phẩm và đồ uống không có cồn tiếp tục là nhân tố chính thúc đẩy lạm phát khi tăng giá tới 7,2%.

Lạm phát tại Malaysia đã tăng đều đặn trong những tháng gần đây và tháng 8/2022 là tháng thứ sáu liên tiếp chỉ số CPI tăng so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, chỉ số CPI tăng lần lượt 4,4% vào tháng 7/2022, 3,4% vào tháng Sáu, 2,8% vào tháng Năm, 2,3% vào tháng Tư và 2,2% vào tháng Ba.

Tuy nhiên, theo DOSM, mức tăng chỉ số CPI hàng tháng trong tháng 8/2022 chỉ ở 0,2%, thấp hơn con số 0,4% vào tháng trước đó. Sở dĩ mức tăng giảm là do giá cả thực phẩm, đồ uống không cồn và phương tiện giao thông tăng với tốc độ chậm hơn tháng 7/2022.

Quảng cáo

Về tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn từ tháng 1-8/2022, theo Bộ trưởng phụ trách vấn đề Kinh tế thuộc Văn phòng Thủ tướng Mustapa Mohamed, mức lạm phát của Malaysia là 3,1% và nằm trong khoảng dự báo 3,2%.

Ông Mustapa cho rằng nhu cầu nội địa tăng cùng giá hàng hóa tăng cao trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị gián đoạn là các nguyên nhân chính khiến chỉ số CPI tại quốc gia Đông Nam Á tăng.

Bộ trưởng Mustapa cũng lưu ý, so với các khu vực và quốc gia khác, tỷ lệ lạm phát tại Malaysia trong tháng 8/2022 vẫn thấp hơn nhiều nền kinh tế khác khi so sánh với cùng kỳ năm 2021 như khu vực đồng sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) (9,1%), Mỹ (8,3%), Thái Lan (7,9%), Philippines (6,3%) và Hàn Quốc (5,7%).

Ông khẳng định, những nỗ lực từ chính phủ đã giúp lạm phát tại Malaysia thấp hơn, trong đó có khoản trợ cấp lớn nhất trong lịch sử trị giá 80 tỷ ringgit (17,5 tỷ USD) cùng các biện pháp kiềm chế lạm phát do Lực lượng Đặc nhiệm về chống lạm phát triển khai.

Quan chức này cũng tiết lộ Cục Kế hoạch Kinh tế cùng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (MAFI) sẽ thực hiện dự án nghiên cứu nhằm xác định các biện pháp nhanh chóng thắng lợi giúp quốc gia Đông Nam Á này vượt qua những thách thức về an ninh lương thực.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025